Triển khai thành phố thân thiện với trẻ em khó khăn
UNICEF đang triển khai Sáng kiến Thành phố Thân thiện với Trẻ em tại 2 thành phố lớn của Việt Nam là Hồ Chí Minh và Đà Nẵng nhằm đảm bảo không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau.
- Ngôn ngữ tài liệu bằng:
- English
- Tiếng Việt
Vấn đề
Vấn đề
Ở Việt Nam, đô thị hóa và di cư từ nông thôn ra thành thị đã trở thành xu hướng chính trong suốt ba thập kỷ qua. Năm 2016, với 32 triệu người (hơn một phần ba dân số) sống ở khu vực thành thị, trong đó trẻ em chiếm 26%. Chính điều này đã làm Việt Nam có số lượng cư dân đô thị lớn nhất ở Đông Á.
Trong khi đô thị hóa dẫn đến tăng năng suất lao động, đa dạng hóa kinh tế và cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ. Bên cạnh đó còn dẫn đến thiếu thốn, nghèo đói và không được hưởng các phúc lợi.
Có thể thấy, Việt Nam tiếp tục trải qua quá trình di cư cao đến các khu công nghiệp ở các khu vực thành phố. Điều này mang lại một loạt thách thức và tác động tiêu cực đến trẻ em, nhất là các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Thành phố Hồ Chí Minh - Nơi phồn thịnh nhưng tồn tại sự chênh lệch giàu nghèo rõ rệt
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố giàu nhất của cả nước, đóng góp gần 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và GDP bình quân đầu người gấp ba lần mức trung bình của quốc gia.
Tuy vậy, sự phồn thịnh này ẩn chứa tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng ảnh hưởng đến người nghèo ở các đô thị, bao gồm cả trẻ em. Khoảng 60.000 trẻ em ở thành phố cần sự bảo vệ đặc biệt, và thành phố này có số trẻ em bị suy dinh dưỡng cấp cao nhất (32.000 trẻ em). Trong đó, trẻ em từ các hộ gia đình thành thị nghèo nhất không được tiếp cận các dịch vụ quan trọng một cách bình đẳng. Đây chính là nguyên nhân gây nên vòng luẩn quẩn của bất bình đẳng và nghèo đói từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Thành phố Đà Nẵng cũng có sự mất cân bằng giàu nghèo
Thành phố Đà Nẵng là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam, là trung tâm kinh tế, văn hóa và xã hội của khu vực miền Trung. Những năm gần đây, Đà Nẵng đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội. Dù vậy, thành phố đang đối mặt với một số vấn đề như sự chênh lệch ngày càng tăng giữa khu vực thành thị và nông thôn, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh và tình hình nhập cư, tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai, ô nhiễm môi trường, tác động của dịch bệnh, vv. Những thách thức đối với sự phát triển của trẻ em thành phố bao gồm: vấn đề về dinh dưỡng, thừa cân béo phì, vấn đề bảo vệ, xâm hại và lạm dụng trẻ em đặc biệt là bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, trẻ em ngoài nhà trường, giáo dục mầm non cho trẻ em đặc biệt là ở các khu công nghiệp, giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, sự tham gia của trẻ em nhất là các trẻ em thiệt thòi và có hoàn cảnh khó khăn, v.v.
Giải pháp thành phố “thân thiện” cùng trẻ em khó khăn

Để thúc đẩy và bảo đảm cuộc sống chất lượng cho trẻ em dễ bị tổn thương, UNICEF hợp tác với chính quyền địa phương các thành phố này để xây dựng Thành phố thân thiện với Trẻ em. Qua đó để tiếng nói, nhu cầu, ưu tiên và quyền của trẻ em trở thành một phần không thể thiếu trong các chính sách, chương trình và quyết định công. Điều này có thể thực hiện được thông qua việc cung cấp dịch vụ xã hội cho trẻ em bị “bỏ quên” ngoài lề. Lập kế hoạch lấy trẻ em làm trung tâm và dự trù ngân sách cho đô thị nhằm tăng cường quan hệ đối tác với cộng đồng đô thị và thu thập bằng chứng về phúc lợi của trẻ em ở thành thị để xây dựng chính sách.
Sáng kiến này sẽ mở rộng quan hệ đối tác với xã hội, khu vực tư nhân và các tổ chức quốc tế để cải thiện tình trạng của trẻ em nghèo, cũng như là những trẻ em khó khăn có nguy cơ bị bóc lột và lạm dụng.
"Một thành phố thân thiện với trẻ em là nơi trẻ em được đặt ở vị trí trung tâm trong phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Các thành phố thực hiện điều đó thông qua việc đảm bảo rằng các chính sách và ngân sách của thành phố lấy trẻ em làm trung tâm, bằng cách đo lường những tiến bộ đạt được và cam kết chịu trách nhiệm về việc cải thiện các chỉ số chính liên quan tới trẻ em và bằng cách đảm bảo tất cả mọi hoạt động kể trên đều có sự tham gia, đóng góp ý kiến của trẻ em và thanh thiếu niên"
Đầu năm 2022, một hội thảo quốc gia diễn ra ở Đà Nẵng để chia sẻ kinh nghiệm triển khai sáng kiến Thành phố thân thiện với trẻ em đã thu hút sự tham gia của nhiều tỉnh, thành phố lớn ở Việt Nam. Hy vọng trong những năm sau sẽ có nhiều tỉnh và thành phố quan tâm và tham gia vào sáng kiến này, tương tự bài học thực tiễn ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.