Giáo dục
Mọi trẻ em đều có quyền tới trường và đi học.
- Ngôn ngữ tài liệu bằng:
- English
- Tiếng Việt
Vấn đề
UNICEF tin rằng giáo dục là một quyền cơ bản của con người, mọi bé gái và bé trai ở Việt Nam đều có quyền đi học, học hỏi và phát triển. Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện giáo dục chất lượng cơ bản cho tất cả mọi người trong nước, những trở ngại lớn trong việc tiếp cận giáo dục chất lượng, giáo dục hòa nhập và bền vững vẫn còn rất nhiều trẻ em, đặc biệt là những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh khó khăn và dân tộc thiểu số.
Có rất nhiều trẻ em không được đi học, không hoàn thành bậc tiểu học hoặc trung học và các em có quyền đòi hỏi được hưởng một nền giáo dục có ý nghĩa.
Việc loại trẻ em không được đi học không chỉ làm giảm tiềm năng cá nhân của các em mà còn làm tăng các chu kỳ nghèo đói và bất lợi của mọi thế hệ và cả quốc gia. Trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng của Việt Nam, trẻ em không được tiếp cận được nền giáo dục có chất lượng điều đó cũng đồng nghĩa với việc tước đoạt một nguồn tăng trưởng tiềm năng của đất nước. Khi Việt Nam bắt tay vào giai đoạn phát triển tiếp theo, điều cần thiết là hệ thống giáo dục cần cải cách thay đổi để mang lại một cách học mới có tính thực tế hơn là chỉ dựa trên lý thuyết và sách vở để có thể đối mặt tốt hơn với những thách thức trong tương lai.
Giải pháp
UNICEF cam kết và nỗ lực nhằm đảm bảo tất cả trẻ em được hưởng quyền được tiếp cận với nền giáo dục có chất lượng, từ các cơ hội được học tập sớm để đặt ra nền tảng cho những thành công từ các bậc từ tiểu học, trung học, đại học cho tới khi đi làm.
Để đạt được sự công bằng, chất lượng và tính toàn diện trong giáo dục cho tất cả trẻ em, UNICEF đang hợp tác với chính phủ và các đối tác để giúp cải cách hệ thống giáo dục của đất nước tập trung vào các kỹ năng và năng lực được phản ánh trong chương trình học và hệ thống đánh giá tiêu chuẩn quốc gia.
Chúng tôi thúc đẩy các phương pháp tiếp cận thân thiện với trẻ em bao gồm giữ cho môi trường học đường an toàn và lành mạnh. Đưa quá trình dạy và học dựa trên nhu cầu và khả năng thực tế của từng cá nhân học sinh.
Điều này đã mở ra cánh cửa giáo dục hòa nhập cho tất cả trẻ em ở Việt Nam cùng với kết quả tăng cường giảng dạy và học tập trên lớp học phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững, nhấn mạnh mới 'kỹ năng thế kỷ 21' để giúp trẻ thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của thị trường việc làm.