Câu chuyện của Nguyễn Sinh Hùng
Xu hướng tính dục đích thực đến từ trái tim, không phải giới tính từ khi ta sinh ra
- Ngôn ngữ tài liệu bằng:
- English
- Tiếng Việt
Mình là Nguyễn Sinh Hùng và mình 14 tuổi. Mình sinh ra và lớn lên trong một gia đình truyền thống ở ngoại thành Hà Nội, Việt Nam. Mình ủng hộ quyền được giáo dục về giới tính đối với thanh thiếu niên và những người trẻ tuổi. Mình tin rằng chính sự thiếu hụt về kiến thức và sự cởi mở để trao đổi về chủ đề giới tính đã ngăn cản chúng ta am hiểu đầy đủ về sự khác biệt về danh tính và tạo ra những rào cản to lớn trong việc thực hiện các quyền của cộng đồng LGBTI+.
Ở Việt Nam, học sinh được giáo dục về giới tính từ cấp trung học cơ sở - môn Khoa học lớp 5 và Môn Sinh học lớp 8. Kiến thức chủ yếu tập trung vào giải phẫu cơ thể của nam và nữ mà không đề cập đến bất cứ xu hướng tính dục nào như đồng tính, lưỡng tính, toàn tính và những xu hướng khác. Điều này đã dẫn đến một lỗ hổng kiến thức lớn, và cùng với các định kiến xã hội và định kiến về văn hóa và tôn giáo, nhiều quan niệm sai lầm hầu hết trong mọi mặt của cuộc sống đã nảy sinh.
Một người bạn đã từng hỏi mình, “Cậu bị đồng tính phải không?” Không ai trong cộng đồng LGBTI+ có thể giải thích về bản thân, không phải tại môi trường xung quanh, các phương tiện truyền thông hay những bộ phim chúng mình xem. Chúng mình đã là như vậy từ khi sinh ra, và xu hướng tính dục không phải là một bệnh truyền nhiễm.
Trong những năm qua, mình cùng với nhiều bạn trẻ đã tích cực ủng hộ cho sự thay đổi, bắt đầu với những gì chúng ta được học ở trường về giới tính. Thông qua các chiến dịch như WeShare, chúng mình vận động đổi mới chương trình giáo dục hiện tại của hệ thống giáo dục nhằm tích hợp giáo dục giới tính toàn diện - đây là quá trình không chỉ có sự tham gia của Thế hệ Z mà còn có cả các bậc cha mẹ. Là những người trẻ, chúng mình cần có sự thấu hiểu và ủng hộ từ cha mẹ ngay từ chính ngôi nhà của chúng mình để vượt qua sự kỳ thị và phân biệt đối xử, các chuẩn mực và đánh giá, để chúng ta có thể thực sự hạnh phúc khi là chính mình và phát triển trong một môi trường tôn trọng sự đa dạng và thúc đẩy sự hòa nhập.
Năm 2022, Bộ Y tế đã ban hành các văn bản quy định không phân loại hoặc công nhận đồng tính luyến ái hoặc bất kỳ xu hướng tính dục nào là một loại bệnh. Thế giới đang thay đổi từng bước một, nhưng cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày tất cả chúng ta nhìn nhận người khác như những cá thể bình đẳng. - HẾT
Năm 2021, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (VNIES) và UNICEF đã tiến hành số hóa dự án “Kiến thức giáo dục giới tính toàn diện cho thanh thiếu niên Việt Nam” để các học sinh, giáo viên và người chăm sóc cũng có thể tiếp cận với chương trình giáo dục toàn diện về giới tính trên nền tảng số.
Đã có một trang web được tạo ra với cách tiếp cận dựa trên quyền tích cực và nội dung hấp dẫn phù hợp với lứa tuổi giúp nhấn mạnh đến các mối quan hệ lành mạnh, sức khỏe thể chất và tinh thần nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và sự hòa nhập.
Hơn 1,500 học sinh trên khắp cả nước tham gia chiến dịch WeShare đã lên tiếng trong video tham dự của mình về sự hòa nhập và nhu cầu giáo dục toàn diện về giới tính cho trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt là những người khuyết tật.
Số liệu hiện có cho thấy khoảng 1/3 thanh thiếu niên Việt Nam tiếp tục gặp trở ngại trong việc tiếp cận với thông tin và dịch vụ sức khỏe sinh sản và tình dục, dẫn đến những hệ quả về sức khỏe và xã hội như phá thai (người chưa thành niên và thanh thiếu niên chiếm 30% tổng số các trường hợp phá thai trên toàn quốc) hoặc nhiễm HIV (40% trường hợp dưới 29 tuổi). Điều này chủ yếu là do thiếu sự giáo dục giới tính toàn diện và hiệu quả.