Những điều lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ
Để nuôi con bằng sữa mẹ thì các bà mẹ trẻ cần lưu ý điều gì? Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến nhất được tổng hợp từ chuyên gia.
- English
- Tiếng Việt
Việc nuôi con không hề dễ dàng, đặc biệt với những người mới làm cha mẹ lần đầu. Và bài viết là tổng hợp những điều bạn cần biết về sự phát triển trẻ sơ sinh và những câu hỏi có thể bạn sẽ thắc mắc trong hành trình làm mẹ của mình. Bên dưới là video và bài viết về việc cho con bú dưới chia sẻ Tiến sĩ Michele Griswold, chuyên gia nuôi con bằng sữa mẹ và là Nguyên chủ tịch Hiệp hội Tư vấn về Nuôi con bằng sữa mẹ Quốc tế.
Những câu hỏi thường gặp trong việc nuôi con bằng sữa mẹ
Liệu bạn có biết rằng núm vú của mình có lợi khuẩn và bạn không cần phải rửa sạch mỗi khi cho con bú không? Và muôn ngàn câu hỏi khác mà có thể bạn sẽ thắc mắc trong hành trình làm mẹ của mình.
Cho con bú có dễ không?
Có thể bạn nghĩ rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ là lẽ tự nhiên và thật dễ dàng. Nhưng việc này có thể dễ dàng với em bé đầu tiên và khó khăn với em bé thứ hai. Vì vậy, cho con bú dễ hay không còn tùy thuộc vào hoàn cảnh.
Có nên ngừng cho con bú khi ngực đau không?
Câu trả lời là bạn không nên ngừng cho con bú nếu núm vú của mình bị đau. Thay vào đó, bạn nên tiếp tục cho con bú nhưng hãy tìm hiểu những nguyên nhân khiến cho núm vú bị đau để có thể giải quyết được vấn đề.
Con tôi nên ăn bao nhiêu lần?
Thông thường, chúng ta sẽ thấy các dấu hiệu đói của em bé khoảng 8 đến 12 lần trong 24 giờ. Bởi vì sự phát triển trẻ sơ sinh tăng rất nhanh trong khoảng thời gian này nên các con cần ăn nhiều. Trong 6 tháng đầu, trọng lượng cơ thể của các con có thể tăng lên gấp đôi. Và bạn hãy thử tưởng tượng rằng bạn sẽ cần ăn bao nhiêu để tăng gấp đôi trọng lượng của mình.
Có nên rửa núm vú trước khi cho con bú?
Bạn không cần thiết phải rửa núm vú trước khi cho con bú, bởi vì vú và da quanh núm vú tạo ra lợi khuẩn. Và những lợi khuẩn này giúp ngăn ngừa sự nhiễm trùng trên vú của mẹ.
Khi nào tôi nên bắt đầu cho con bú?
Giờ đầu tiên sau khi sinh là thời gian rất quan trọng đối với mẹ và em bé. Nuôi con bằng sữa mẹ là một phản xạ tự nhiên có tổ chức và liên quan tới các hệ thần kinh. Vì vậy, ngay sau khi sinh, đặt em bé trên da mẹ có thể giúp các con đủ bình tĩnh để bắt đầu tìm kiếm đầu vú. Và nếu chúng ta bỏ mặc mẹ và em bé như vậy sau khi sinh, thì các con thường sẽ tự tìm về về phía vú mẹ trong vòng khoảng 30 phút đến một giờ.
Nên ăn gì khi cho con bú?
Hầu hết các bạn có thể ăn bất cứ thứ gì mình muốn trong giai đoạn cho con bú. Ngoài ra, bạn có thể tuân theo chế độ ăn uống bình thường của mình. Và điều thú vị là bất cứ thứ gì họ ăn, các bé sẽ đều có thể nếm qua sữa và bắt đầu chuẩn bị ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi.
Khi nào tôi nên cai sữa cho con?
Cai sữa ở trẻ nhỏ diễn ra một cách tự nhiên. Tiến trình này thường bắt đầu khi trẻ được khoảng một tuổi hoặc hơn bởi vì về mặt phát triển trẻ sơ sinh, các con có thể thay đổi rất nhiều sau một tuổi. Các con trở nên ít tập trung vào mẹ và quan tâm hơn vào việc tìm hiểu về thế giới xung quanh.
Tôi có phải cai sữa cho con khi tôi đi làm lại không?
Nuôi con bằng sữa mẹ là cách tốt nhất để giúp con có thể phát triển khỏe mạnh. Vậy nên, hy vọng rằng khi bạn trở lại làm việc không phải cai sữa cho con. Bởi bạn cần thời gian và cần sự hỗ trợ để tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ từ gia đình, nơi làm việc, ban lãnh đạo và sự hỗ trợ từ toàn bộ cộng đồng xung quanh bạn. Bởi cho con bú không chỉ cung cấp cho con về thức ăn, mà nó còn là việc nuôi dưỡng giúp trẻ em lớn lên và phát triển trong suốt cuộc đời.
Kết
Bên trên là những chia sẻ từ Tiến sĩ Michele Griswold, mong rằng các bà mẹ sẽ hiểu hơn về sự phát triển trẻ sơ sinh trong hành trình nuôi con của mình. Và để con có thể lớn lên và phát triển khỏe mạnh thì còn cần sự góp sức của cộng đồng trong việc cảm thông, thấu hiểu, tạo điều kiện cho các bà mẹ trẻ điều kiện tốt nhất để những em bé có thể lớn lên từ sữa mẹ.
Lớp học làm cha mẹ nhỏ của UNICEF với Tiến sĩ Michele Griswold Tiến sĩ, MPH, RN, IBCLC. Bác sĩ Griswold là một nhà tư vấn cho con bú, Y tá, nhà nghiên cứu và người ủng hộ việc nuôi con bằng sữa mẹ. Cô đại diện cho Hiệp hội Tư vấn Nuôi con bằng sữa mẹ Quốc tế cho Hội Nuôi con bằng sữa mẹ Toàn cầu của WHO / UNICEF, kêu gọi chính phủ và xã hội nói chung ủng hộ các bà mẹ và hỗ trợ họ những gì họ cần để có thể nuôi con bằng sữa mẹ.