Các cách giữ an toàn trước hiện tượng sóng nhiệt

Tìm hiểu về cách bảo vệ con cái và gia đình bạn trước thời tiết nắng nóng cực đoan.

Heatwave safety tips
UNICEF

Sóng nhiệt không phải là nắng ấm chan hòa. Nhiệt độ và độ ẩm quá cao có thể gây khó chịu và nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đặc biệt là sức khỏe của trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Nếu không áp dụng các biện pháp phòng ngừa thích hợp, thời tiết nóng bức có thể dẫn đến sốc nhiệt và thậm chí tệ hơn là tử vong. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, các đợt nắng nóng ngày càng kéo dài, với tần suất thường xuyên hơn và tính chất nghiêm trọng hơn.

Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia giúp bảo vệ gia đình bạn trong đợt nắng nóng, giúp bạn nhận biết các dấu hiệu của tình trạng sốc nhiệt và những hành động bạn cần thực hiện để giữ an toàn cho bản thân.


Những điều cần biết về sóng nhiệt
Những điều nên làm và không nên làm trong giai đoạn diễn ra sóng nhiệt
Nhận biết những dấu hiệu của sốc nhiệt
Cách xử trí sốc nhiệt 

 

Những điều cần biết về sóng nhiệt

Heatwave facts: A girl stands under the hot sun

Sóng nhiệt là gì?

Sóng nhiệt xảy ra khi nhiệt độ trong nhiều ngày liên tiếp cao hơn bình thường. Hiện tượng ẩm có thể khiến chúng ta cảm thấy nóng bức hơn.

Nguyên nhân dẫn đến sóng nhiệt?

Sóng nhiệt xảy ra do hơi ấm bị mắc kẹt trong khí quyển. Đây là một hiện tượng thời tiết tự nhiên. Sóng nhiệt ngày càng gia tăng về cường độ và tần suất do biến đổi khí hậu và phát thải khí nhà kính khiến nhiệt bị giữ lại trong thời gian lâu hơn.

Ai có nguy cơ tổn thương cao nhất bởi sóng nhiệt?

Nhiệt lượng tỏa ra nhiều gây nguy hiểm đến sức khỏe người dân. Trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi đặc biệt dễ bị tổn thương trong thời tiết nắng nóng.

Sự nóng bức ảnh hưởng nặng nề đến trẻ sơ sinh và trẻ em hơn người trưởng thành. Tình trạng mất nước ở trẻ em là rất nguy hiểm và có thể gây tử vong. Cơ thể trẻ em gặp nhiều khó khăn hơn trong việc điều tiết thân nhiệt so với người lớn và các em cần người lớn bảo vệ mình trước tác động tiêu cực của nắng nóng.

Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ cao hơn. Nắng nóng và mất nước có thể khiến em bé khi sinh ra có nguy cơ cao bị nhẹ cân, sinh non và thậm chí là thai chết lưu. Bản thân phụ nữ mang thai cũng bị ảnh hưởng tiêu cực như sinh non, mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và tăng huyết áp.

Ứng phó thế nào với sóng nhiệt

How to prepare for a heatwave: A girl stands next to a fan

Chuẩn bị sẵn sàng

  • Nắm được nhiệt độ và nhiệt độ trong ngày, tuần, và tháng để lên kế hoạch thực hiện các hoạt động ngoài trời.
  • Luôn có trong nhà một bộ sơ cứu khẩn cấp gồm các gói nước điện giải (ORS), nhiệt kế, chai nước, khăn hoặc vải ướt để làm mát, quạt cầm tay hoặc máy phun sương chạy bằng pin và danh mục kiểm tra về xác định và điều trị các triệu chứng sang chấn nhiệt.
  • Luôn sẵn sàng các phương án cần thiết. Ghi lại thông tin liên hệ của đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc dịch vụ xe cứu thương/vận chuyển gần nhất.

Giữ nhà cửa thoáng mát

  • Khi có thể, hãy đóng rèm vào những thời điểm nóng nhất trong ngày và mở cửa sổ vào ban đêm để làm mát nhà.
  • Sử dụng quạt và máy tản nhiệt.

Tránh nơi nắng nóng.

  • Không ra ngoài vào những thời điểm nóng nhất trong ngày nếu có thể. Hãy sắp xếp hoạt động vào sáng sớm hoặc tối muộn khi trời mát hơn.
  • Khi ra ngoài, hãy bôi kem chống nắng, cố gắng ở trong bóng râm hoặc dùng mũ và ô để bảo vệ cơ thể.

Ở nơi mát mẻ và uống nhiều nước

  • Uống nước đều đặn ngay cả khi chưa khát.
  • Mặc quá nhiều quần áo khi trời nóng có thể khiến bạn mất nước và cảm thấy nóng nhanh hơn, vì vậy hãy mặc quần áo mỏng và rộng rãi. Đồ cotton rất lý tưởng để mặc trong những ngày nắng nóng vì chất liệu này giúp giảm rôm sảy và có thể thấm hút mồ hôi. Tương tự, khăn trải giường làm bằng cotton được khuyên dùng thay cho các chất liệu không thoáng khí.
  • Mang theo một chai nước và khăn nhỏ để bổ sung nước và hạ nhiệt bằng cách đắp khăn ướt lên cổ.
  • Tìm hiểu xem nơi bạn sống có các trung tâm y tế nào không. Bạn cũng có thể sử dụng khu vực chờ của các cơ sở y tế để tạm thời tránh nóng.

Lời khuyên để bảo vệ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai

Những điều nên làmNhững điều không nên làm
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

NÊN kiểm tra thường xuyên xem trẻ có đang khát nước, đổ mồ hôi, nóng, nôn mửa, khô và dính miệng hay bị đau đầu. Nếu trẻ phản ứng không bình thường, sốt cao, chóng mặt hoặc thở gấp, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay. 

NÊN cho con mặc quần áo rộng rãi để ngăn rôm sảy và cảm giác nóng nực. 

NÊN đảm bảo trẻ uống đủ nước. Trẻ nhỏ không hiểu cảm giác mất nước và sang chấn nhiệt như thế nào. Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ dưới 6 tháng. Các bà mẹ đang cho con bú nên uống nhiều nước vì tình trạng mất nước có thể ảnh hưởng đến việc tiết sữa mẹ. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên nên uống nước thường xuyên trong ngày.

KHÔNG cho trẻ sơ sinh uống thuốc mà không có chỉ dẫn của cơ quan y tế khi trẻ có dấu hiệu nóng bức. 
 

KHÔNG để trẻ sơ sinh và trẻ em trong không gian kín không có hệ thống thông gió, chẳng hạn như ô tô hoặc phòng có cửa sổ đóng kín.  

KHÔNG để trẻ chơi ngoài trời lâu khi trời nóng mà không để mắt đến trẻ. Sau khi trẻ đã tập thể dục và vui chơi ngoài trời được 30 phút, hãy cho trẻ nghỉ. Tập thể dục hoặc vui chơi ở nhiệt độ cao có thể dẫn đến tình trạng mất nước và hậu quả nghiêm trọng nhanh chóng.

Phụ nữ mang thai

NÊN lên lịch khám bệnh và hoạt động khi thời tiết mát hơn, tránh để nắng nóng ảnh hưởng đến bản thân và thai nhi. 

NÊN ngủ ở những khu vực mát mẻ hơn, chẳng hạn như tầng dưới các tòa nhà.

KHÔNG hoạt động quá sức khi trời nóng. Tránh ra ngoài trời nếu nhiệt độ trên 40°C/104°F. Cần phải nghỉ ngơi mọi lúc có thể và chia sẻ công việc với người khác. Phụ nữ mang thai có thể tập thể dục với cường độ nhẹ hoặc trung bình miễn là họ cảm thấy thoải mái, uống nước và nghỉ ngơi hợp lý.​​

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh liên quan đến nắng nóng

How to recognize symptoms of heatstroke: A girl looks confused as a caregiver supports her

Người có các triệu chứng nghiêm trọng của sang chấn nhiệt cần được chăm sóc khẩn cấp.

Nếu một thành viên trong gia đình bạn có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào dưới đây, hãy gọi xe cấp cứu hoặc sắp xếp phương tiện vận chuyển phù hợp đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Hãy tin vào linh cảm của mình và nhanh chóng gọi trợ giúp y tế.

Các triệu chứng của bệnh liên quan đến nắng nóng

Triệu chứng nhẹ - chữa trị tại nhàTriệu chứng nặng – đưa đến bệnh viện ngay lập tức
Đối với tất cả mọi người
  • Khô môi/dính miệng
  • Khát nước
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Suy nhược/ chóng mặt
  • Buồn nôn/ói mửa
  • Mụn nước/phát ban nhỏ
  • Phát ban do nhiệt
  • Sốt nhẹ
  • Chảy máu cam
  • Chuột rút, thường ở tay và chân
  • Lú lẫn/ không phản ứng rõ ràng/co giật/hôn mê/ không tỉnh dậy (NGHIÊM TRỌNG NHẤT)
  • Sốt cao kéo dài trên 2 tiếng (40 °C/104 °F)
  • Ngất xỉu
  • Không đi tiểu được trong quá 8 giờ hoặc nước tiểu sẫm màu
  • Nhịp tim và nhịp thở nhanh
  • Không đổ mồ hôi (nhưng da vẫn ẩm ướt)
Trẻ sơ sinh và trẻ em (dưới 3 tuổi)
  • Phát ban nhiệt ở khu vực trẻ mặc tã
  • Cảm thấy khó chịu và/hoặc khóc
  • Khóc không ra nước mắt
  • Cảm giác rất khó chịu
  • Tã ít ướt hơn
  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy
  • Mắt trũng và/hoặc trán lõm
Trẻ em và trẻ vị thành niên (khoảng 4-19 tuổi)
  • Buồn nôn
  • Đau đầu
  • Chuột rút, co cơ (đặc biệt sau khi tập thể dục ngoài trời)
  • Ghi nhận đau cơ nghiêm trọng (đặc biệt sau khi tập thể dục ngoài trời)
Phụ nữ mang thai
  • Phát ban ở các vùng cơ thể có sự cọ xát
  • Co thắt cơ ở bụng
  • Buồn nôn cực độ
  • Co thắt sớm
  • Nhịp tim hoặc nhịp thở nhanh
  • Ngất xỉu
  • Sưng tấy các bộ phận cơ thể
  • Chuột rút nghiêm trọng

Cách xử trí sốc nhiệt và các bệnh gây ra do nắng nóng

How to treat heat related illness: A girl lies on the floor while a caregiver provides water

Thực hiện các bước sau để làm mát, bù nước và phục hồi cho người thân của bạn làm:

1. Làm mát và nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế khi có các triệu chứng nghiêm trọng

Nếu thành viên trong gia đình bạn có các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh liên quan đến nắng nóng, cần  làm mát trước tiên rồi mới vận chuyển đến cơ sở y tế

Giúp người bệnh ngồi hoặc nằm ở nơi râm mát và thông thoáng. Đóng rèm lại để che nắng. Bật quạt và điều hòa nếu có. Đắp khăn ướt lên vùng da đầu, cổ, nách và háng.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Cởi bỏ các lớp quần áo bên ngoài. 

Phụ nữ mang thai Yêu cầu họ cởi bỏ quần áo ở khu vực riêng tư nếu có thể. Đặt họ ngủ nghiêng về bên trái hoặc nằm nghiêng sang bên trái.

Nếu người bệnh bất tỉnh hoặc nôn mửa, đặt họ nằm nghiêng cho đến khi họ được đưa đến cơ sở y tế.

Nếu triệu chứng không nặng thì điều trị tại nhà và tiếp tục Bước 2: Giảm nhiệt độ.

2. Giảm nhiệt độ.

Di chuyển người bệnh đến nơi thoáng mát. Đóng rèm lại để che nắng. Bật quạt và điều hòa nếu có.  

Đắp khăn ướt lên vùng da đầu, cổ, nách và háng. Liên tục thay khăn hoặc nhúng khắn vào nước mát vài phút một lần để cung cấp nước mát cho cơ thể.

Nếu có, hãy sử dụng quạt và bình xịt phun sương để xịt nước lên cơ thể rồi dùng quạt làm khô người. Chườm đá hoặc khăn ướt lên cổ, nách hoặc háng và cho quạt thổi vào người bệnh. Nếu không có quạt, sử dụng quạt tay.  

Có thể cho tay chân vào thùng nước mát để giúp hạ nhiệt cơ thể nhanh hơn. Trẻ lớn và người trưởng thành có thể ngâm mình trong nước mát (nhưng KHÔNG lạnh như đá) hoặc tắm nước lạnh. 

KHÔNG ngâm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong nước lạnh. 

KHÔNG chĩa quạt thẳng mặt, đặc biệt khi người bệnh là trẻ sơ sinh.

KHÔNG dùng paracetamol/acetaminophen khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Tiếp tục bước 3: Bù nước

3. Bù nước.

Trẻ sơ sinh dưới sáu tháng: Cho bú để bù nước cho trẻ. Khuyến khích mẹ đang cho con bú uống nhiều nước hơn.

Trẻ sơ sinh trên sáu tháng và trẻ nhỏ: Cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ uống nước với lượng nhỏ để giúp trẻ làm quen với nước.

Nếu trẻ đã đổ mồ hôi hoặc đang đổ mồ hôi nhiều, hãy thêm một ít chất điện giải vào nước cho trẻ. Cẩn thận làm theo hướng dẫn ghi trên gói nước điện giải. Nếu không có ghi chú, hãy đọc kỹ hướng dẫn sau:

  • Trẻ dưới hai tuổi cần ít nhất 1/4 đến 1/2 cốc nước điện giải ORS lớn (250 ml)
  • Trẻ từ hai tuổi trở lên cần ít nhất 1/2 đến 1 cốc nước điện giải ORS lớn (250 ml) 

Nếu không có sẵn nước điện giải pha sẵn, hãy hòa tan 6 thìa cà phê đường và 1/2 thìa cà phê muối trong 1 lít nước sạch. 

Trẻ lớn và phụ nữ mang thai: Thêm bột điện giải vào nước nếu đổ mồ hôi nhiều. Cứ 5 phút, trẻ lớn và phụ nữ mang thai cần uống 100 ml nước điện giải cho đến khi cảm thấy khỏe hơn.