Nhận biết tâm lý trẻ em 6 - 10 tuổi để hiểu và trò chuyện về sức khỏe tinh thần
Ở độ tuổi 6 đến 10 tuổi, trẻ bắt đầu đi học, muốn tìm hiểu về tình bạn và xây dựng khả năng nhận biết. Lúc này, tâm lý trẻ em dần chuyển sang thế giới bên ngoài để khám phá
- Ngôn ngữ tài liệu bằng:
- English
- Tiếng Việt
Hành vi và tâm lý trẻ em 6 đến 10 tuổi
Khi trẻ bắt đầu đi học, các kĩ năng thể chất, tinh thần và xã hội của con phát triển nhanh chóng. Khi đó, con học cách mô tả trải nghiệm và bắt đầu chia sẻ cảm xúc của bản thân nhiều hơn.
Tình bạn và áp lực đồng trang lứa trở nên quan trọng hơn khi sự tập trung của con chuyển từ mái ấm của mình sang thế giới bên ngoài.
Khi dành nhiều thời gian ngoài gia đình hơn, trẻ sẽ có tinh thần trách nhiệm cao hơn và học cách độc lập. Một vài trẻ lớn hơn sẽ bắt đầu trải qua giai đoạn dậy thì với những thay đổi về thể chất và cảm xúc.
Hãy quan tâm con
Việc đến trường là cơ hội để trẻ đối mặt trực tiếp với thế giới bên ngoài và là một sự kiện trọng đại trong đời! Đây là mốc thời gian quan trọng giúp con phát triển sự tự tin ở mọi mặt cuộc sống. Chẳng hạn như xử lý các mối quan hệ, học tập trên trường, tập thể dục thể thao và kiểm soát cảm xúc.
Việc hỏi thăm con và hỗ trợ con trên hành trình này có thể giúp con xây dựng khả năng chống chịu và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần của trẻ.
Cách giúp bố mẹ dễ dàng trò chuyện với con
Hãy bắt đầu bằng việc hỏi con cảm thấy thế nào. Tâm sự với con về trường học, bạn bè, sở thích, và những khó khăn con gặp phải.
Gợi mở để trẻ kể về những sự kiện mang lại cảm xúc tích cực và tiêu cực trong đời sống hàng ngày. Chẳng hạn như thắng một trận đấu thể thao hoặc nhận điểm kém . Điều này giúp kiểm tra xem con cảm thấy như thế nào và thắt chặt tình cảm với con.
Khi con lớn hơn và bạn cảm thấy phù hợp với sự phát triển của trẻ. Hãy trò chuyện về những thay đổi về thể chất và cảm xúc thông thường ở tuổi dậy thì để giúp con biết những gì sẽ xảy ra trong giai đoạn này. Hỏi thăm cảm xúc của con lúc này, và bạn có thể trao đổi cùng con nếu con có bất kỳ băn khoăn hay câu hỏi nào.
Hãy tạo môi trường cởi mở, tin tưởng và yêu thương
● Giúp con cảm thấy thoải mái khi mở lòng với bạn.
● Con muốn được yêu thích và chấp nhận bởi mọi người xung quanh. Được bạn chấp nhận là bước đầu tiên để xây dựng sự tự tin.
● Ghi nhớ tới việc bạn đang làm gương cho con như thế nào. Trẻ nhìn vào bạn và học theo những cảm xúc và cách phản ứng của bạn với những tình huống khác nhau.
● Công nhận thành tựu và hành vi tốt của trẻ. Khen ngợi con bằng việc tập trung vào hành vi của con (“con đã rất cố gắng và bố/ mẹ có thể thấy rõ điều đó!”) thay vì nói về con người con (“Ồ, con thông minh đó!”).
Đừng quên: Thời gian của bạn là món quà vô giá với trẻ
Câu“ Bố/mẹ yêu con” hay ôm ấp con không phải là những cách duy nhất để thể hiện tình yêu thương. Bạn cần thực sự lắng nghe và quan tâm sâu sắc đến những gì con muốn nói.
Hãy thử dành thời gian cùng con tham gia các hoạt động tương tác như: Vui chơi cùng con thông qua những hoạt động đặc biệt dù nhỏ hay lớn. Cho con tham gia vào những quyết định của gia đình như lên thực đơn ăn tối.
Chính điều này sẽ giúp con hiểu rằng tình yêu của bạn với con là vô hạn, cho dù có những lúc con mắc lỗi sai, và con sẽ cởi mở trò chuyện với bạn hơn.