Khởi động dự án tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu
UNICEF và Chính phủ Nhật Bản hợp tác nhằm giải quyết tình trạng dễ bị tổn thương của trẻ em do biến đổi khí hậu thông qua các hoạt động ứng phó.
- Ngôn ngữ tài liệu bằng:
- English
- Tiếng Việt
Hà Nội, ngày 17 tháng 11 - Đại sứ quán Nhật Bản và UNICEF Việt Nam công bố dự án kéo dài 4 năm nhằm tăng cường khả năng ứng phó với rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu dành cho trẻ em.
Dự án nhằm tăng cường năng lực của các tổ chức để hỗ trợ các hoạt động về biến đổi khí hậu trong việc lấy của trẻ em làm trung tâm thông qua các can thiệp chính sách, cải thiện luật, giúp mang lại lợi ích cho tất cả trẻ em ở Việt Nam. Các giải pháp của dự án được thiết kế nhằm nâng cao năng lực của các ngành có liên quan nhằm đáp ứng hiệu quả các nhu cầu của trẻ em một cách tổng hợp, tập trung chủ yếu vào biến đổi khí hậu, dinh dưỡng, nước và vệ sinh, xã hội và bảo vệ trẻ em. Dự án sẽ được thực hiện bởi Tổng Cục Phòng Chống Thiên tai Việt Nam (VNDMA), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD), các bộ có liên quan và các đối tác phát triển khác của UNICEF.
Bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cho biết: “Khủng hoảng khí hậu là khủng hoảng về quyền của trẻ em. “Việt Nam đã phải đối mặt với những thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu như hạn hán hay xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và những cơn bão liên tiếp gây ra cùng với lũ lụt, sạt lở đất rất nghiêm trọng ở miền Trung vào năm ngoái”. Trẻ em không gây ra biến đổi khí hậu, nhưng các em sẽ là đối tượng phải chịu gánh nặng lớn nhất do tác động mà biến đổi khí hậu gây ra. Theo báo cáo toàn cầu của UNICEF công bố năm nay về Chỉ số rủi ro khí hậu của trẻ em, cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên ở Việt Nam là những đối tượng có nguy cơ chịu tác động cao nhất của biến đổi khí hậu, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe, giáo dục và sự bảo vệ trẻ em. Nhiều nhóm cộng đồng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu đã và đang trong tình trạng rất dễ bị tổn thương và còn trầm trọng hơn do ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.
Với sự quan tâm ưu tiên của Chính phủ Nhật Bản đối với người dân sống ở tiểu vùng sông Mekong. Dự án sẽ giúp trang bị cho trẻ em, gia đình và cộng đồng kiến thức, kỹ năng sống để chuẩn bị ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai ở khu vực miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là Tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu. Ước tính khoảng 20.000 người, bao gồm 9.000 trẻ em sẽ được hưởng lợi từ việc tăng cường tiếp cận với các dịch vụ nước sạch, vệ sinh môi trường và 10.000 trẻ em dưới 5 tuổi sẽ được sàng lọc suy dinh dưỡng cấp độ nặng để có các biện pháp can thiệp vào năm 2025.
Trẻ em sẽ đóng vai trò trung tâm trong dự án này với tư cách là tác nhân thay đổi vì một cộng đồng xanh, sạch và an toàn. Dự án nhằm mục đích phát triển các chính sách về biến đổi khí hậu và môi trường cho trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em tham gia, giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương và thiếu thốn của trẻ em. Đồng thời thúc đẩy tiến độ thực hiện các cam kết quốc tế, đặc biệt là Thỏa thuận Paris, Khung Sendai và các Mục tiêu Phát triển Bền vững.
Dự án cũng phù hợp với Chiến lược của Tokyo 2018 về Hợp tác Mekong-Nhật Bản, đã được Người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam thông qua tại Hội nghị Cấp cao Mekong Nhật Bản lần thứ 10. Chiến lược nêu rõ, nhận thức được tình hình hiện nay mà biến đổi khí hậu có thể đe dọa nghiêm trọng đến khu vực sông Mekong và gây ra những thảm họa nghiêm trọng, các nhà Lãnh đạo khẳng định nỗ lực tăng cường khả năng ứng phó và hợp tác để giải quyết biến đổi khí hậu trong khu vực, nhấn mạnh cam kết thực hiện đầy đủ Thỏa thuận Paris. Hơn nữa, dự án sẽ đóng góp vào Sáng kiến Mekong-Nhật Bản về các mục tiêu phát triển bền vững - SDGs đến năm 2030 (Được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Mekong-Nhật Bản lần thứ 11 vào năm 2019) nhằm thúc đẩy phát triển bền vững trong khu vực. Một trong những lĩnh vực ưu tiên chính của sáng kiến là các vấn đề môi trường và đô thị bao gồm giảm thiểu khí nhà kính gây biến đổi khí hậu, xây dựng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và quản lý thiên tai.
Yamada Takio, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam và Rana Flowers đã ký Công hàm trao đổi tại Bộ NN & PTNT cùng ngày với sự chứng kiến của Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp. “Những tác động của biến đổi khí hậu đã trở nên rõ ràng. Do đó, chúng ta cần phải giải quyết những thay đổi với tinh thần cấp bách. Việt Nam có tính dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu, và trên thực tế, chúng ta đã chứng kiến những thiệt hại do hạn hán nghiêm trọng, lũ lụt và sạt lở đất ở Việt Nam. Ông Yamada Takio nói, “chúng tôi cũng cần quan tâm đúng mức đến những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả trẻ em bằng cách cải thiện sự phối hợp giữa cộng đồng địa phương và chính quyền các ngành liên quan như y tế, vệ sinh, nước sạch và giáo dục.”
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cũng nhấn mạnh ‘‘ Sự kiện ký kết thỏa thuận tài trợ dự án hôm nay đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ đối tác bền chặt và lâu dài giữa Chính phủ Nhật Bản, Chính phủ Việt Nam và UNICEF. Trong thời gian tới, Bộ NN & PTNT mong muốn Chính phủ Nhật Bản và UNICEF tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm phát triển các dự án hợp tác công tư nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống quản trị và cơ sở hạ tầng quản lý rủi ro thiên tai DRM. Đồng thời đưa ra các khuyến nghị với Chính phủ Việt Nam về việc triển khai chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi đa ngành trong quản lý rủi ro thiên tai; nâng cao nhận thức của cả người dân và lãnh đạo, đặc biệt là ở cấp địa phương, để góp phần thúc đẩy một xã hội bền vững và có khả năng chống chịu với thiên tai.
Dự án sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền trẻ em trong biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Giữa UNICEF và VNDMA cũng đã có sự hợp tác kể từ khi ứng phó khẩn cấp với hạn hán và xâm nhập mặn năm 2016-2017. Sự hợp tác này cũng được Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ và giới thiệu các công nghệ sáng tạo, bền vững về khả năng chống chịu và ứng phó với khí hậu cho các khu vực hạn hán và lũ lụt. Đồng thời sẽ rút kinh nghiệm từ Nhật Bản và các nước khác, sự hỗ trợ của UNICEF thông qua dự án này sẽ bổ sung cho nỗ lực của các đối tác phát triển bao gồm JICA bằng cách nâng cao năng lực thể chế, của các nhà cung cấp dịch vụ, trẻ em và cộng đồng.
Mọi thông tin chỉ tiết, xin vui lòng liên hệ:
- Nguyễn Thị Thanh Hương, UNICEF Việt Nam, 84-24-38500225; + 84-904154678; e-mail: ntthuong@unicef.org
- Akihiko Haga, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, 84-24-3846-3000 (Ext.3267); e-mail: akihiko.haga@mofa.go.jp
- Nguyễn Minh Thái, Cục Quản lý Thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, + 84-946757638; e-mail: thainm2508@gmail.com
Liên hệ báo chí
Vài nét về UNICEF
UNICEF hoạt đông ở những nơi khó khăn nhất trên thế giới, tiếp cận những trẻ em thiệt thòi nhất trên thế giới. Để cứu mạng sống của trẻ em. Bảo vệ quyền trẻ em. Giúp trẻ em phát triển hết tiềm năng của mình. Hoạt động tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ, UNICEF làm việc vì mọi trẻ em, ở mọi nơi, mỗi ngày, xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho mọi người. Và chúng tôi không bao giờ lùi bước. Để biết thêm thông tin về COVID-19, hãy truy cập https://www.unicef.org/vietnam/vi/covid-19
Để biết thêm thông tin các chương trình và dự án của UNICEF dành cho trẻ em, hãy truy cập https://www.unicef.org/vietnam/vi
Đồng hành cùng UNICEF trên Facebook, Instagram, Twitter và TikTok