Chương trình JMP về nước sạch, vệ sinh và môi trường cho các cơ sở y tế – UNICEF, WHO

Cứ 4 cơ sở y tế thì có 1 cơ sở thiếu những công trình nước sạch cơ bản. JMP là Chương trình Giám sát nguồn nước, vệ sinh và môi trường của WHO cùng UNICEF

02 Tháng 4 2019
1 in 4 health care facilities lacks basic water services – UNICEF, WHO
UNICEF Viet Nam\Truong Viet Hung

Sơ lược về chương trình JMP

Theo báo cáo mới đây của Chương trình JMP, trên thế giới, cứ 4 cơ sở y tế thì có 1 cơ sở thiếu những công trình nước sạch cơ bản. (JMP là Chương trình Giám sát nguồn nước, vệ sinh và môi trường của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF))

Báo cáo của Chương trình JMP với tên gọi “Nước sạch, vệ sinh và môi trường trong các cơ sở y tế”, là đánh giá tình trạng nước sạch, vệ sinh và môi trường tại các khu vực khám chữa bệnh hiện nay. Đánh giá này chỉ ra rằng cứ 5 cơ sở y tế thì 1 cơ sở không có công trình vệ sinh*, làm ảnh hưởng đến 1,5 tỷ người trên thế giới. Báo cáo cũng cho thấy rằng nhiều cơ sở y tế còn thiếu những công trình cơ bản để rửa tay, cũng như phân loại riêng và tiêu hủy rác thải.

Theo báo cáo này, Việt Nam đang thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường và xử lý tiêu hủy rác thải y tế. Số liệu trong báo cáo cho thấy 96% các cơ sở y tế Việt Nam đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường cải thiện và 70% có xử lý rác thải an toàn. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng gần một nửa các cơ sở y tế ở nước ta còn thiếu các công trình nước sạch cơ bản.

Những công trình này đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phòng ngừa lây nhiễm, giảm tình trạng kháng thuốc và mang lại dịch vụ chăm sóc y tế có chất lượng, đặc biệt là cho việc sinh nở an toàn.

Thế giới nói gì về vấn đề vệ sinh và nước sạch tại các cơ sở y tế?

“Nước sạch, vệ sinh và môi trường trong các cơ sở y tế là những yêu cầu cơ bản nhất để có thể phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm, đảm bảo  chất lượng chăm sóc y tế. Những yếu tố này là điều căn bản, thiết yếu, thể hiện sự tôn trọng phẩm giá và quyền con người của những người cần chăm sóc y tế và của chính các cán bộ y tế,” Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc Ông António Guterres nhận định.

“Tôi kêu gọi tất cả mọi người ủng hộ các hành động vì nước sạch, vệ sinh và môi trường trong tất cả các cơ sở y tế. Đây là hành động thiết yếu để đạt được Các Mục tiêu Phát triển Bền vững.” Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc Ông António Guterres

Báo cáo của chương trình JMP “Nước sạch, vệ sinh và môi trường trong các cơ sở y tế” chỉ ra rằng chỉ một nửa – 55% - các cơ sở y tế ở Các quốc gia kém phát triển nhất có các công trình nước sạch cơ bản. Ước tính trên thế giới 1 trên 5 ca sinh xảy ra ở các quốc gia kém phát triển nhất, và mỗi năm ước tính có 17 triệu phụ nữ ở các quốc gia này sinh nở tại các cơ sở y tế không có đủ nước sạch, điều kiện vệ sinh và môi trường không đảm bảo.

“Khi một đứa trẻ được sinh ra tại một cơ sở y tế không có đủ nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường nghèo nàn, nguy cơ lây nhiễm bệnh và tử vong đối với cả bà mẹ và trẻ sơ sinh rất cao,” Giám đốc điều hành UNICEF Bà Henrietta Fore nhận định.

“Mỗi đứa trẻ sinh ra đời cần phải được hỗ trợ bởi những bàn tay an toàn, được rửa sạch với xà phòng và nước sạch, sử dụng các trang thiết bị tiệt trùng, trong một môi trường sạch sẽ.” Giám đốc điều hành UNICEF Bà Henrietta Fore.

Trong một báo cáo đi kèm với tên gọi “Nước sạch, vệ sinh và môi trường trong các cơ sở y tế: Các bước thiết thực để đạt được tiếp cận chăm sóc sức khỏe toàn dân có chất lượng”, các nhà nghiên cứu của WHO và UNICEF nhấn mạnh rằng hơn 1 triệu ca tử vong mỗi năm có lý do liên quan đến việc sinh đẻ không đảm bảo vệ sinh. Lây nhiễm khiến cho 26% trẻ sơ sinh và 11% bà mẹ tử vong.

“Thử tưởng tượng bạn đi sinh nở hay đưa con đi khám ở các cơ sở y tế không có nước sạch, không có nhà vệ sinh hay nơi rửa tay,” Tổng Giám đốc WHO Tiến sỹ Tedros Adhanom Ghebreyesus.

“Đó là thực tế mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt hàng ngày. Không một người dân nào phải chịu đựng việc này, không một cán bộ y tế nào phải chăm sóc bệnh nhân trong các điều kiện như vậy. Đảm bảo tất cả các cơ sở y tế có điều kiện và công trình nước sạch, vệ sinh và môi trường cơ bản là thiết yếu để thế giới mà chúng ta đang sống được khỏe mạnh, an toàn và công bằng hơn.” Tổng Giám đốc WHO Tiến sỹ Tedros Adhanom Ghebreyesus chia sẻ.

Mục tiêu của chương trình JMP

Tại Cuộc họp Đại hội đồng Y tế Thế giới năm 2019 tổ chức vào tháng 5 tới đây, các chính phủ sẽ trao đổi và tranh luận để tìm ra giải pháp cho Nước sạch, Vệ sinh và Môi trường trong Các cơ sở Y tế. Nội dung này đã được Ban chấp hành WHO nhất trí thông qua hồi đầu năm 2019.

Báo cáo “Nước sạch, vệ sinh và môi trường trong các cơ sở y tế: Các bước thiết thực để đạt được tiếp cận chăm sóc sức khỏe toàn dân có chất lượng” của WHO và UNICEF cũng đề ra chi tiết 8 hành động mà các chính phủ cần thực hiện để cải thiện các dịch vụ nước sạch, vệ sinh môi trường trong các cơ sở y tế như xây dựng kế hoạch và mục tiêu quốc gia, cải thiện cơ sở vật chất và công tác duy trì, vận động người dân vào cuộc. Những hành động này cùng với các dịch vụ, công trình nước sạch, vệ sinh và môi trường được cải thiện có thể đem lại những lợi ích đầu tư rất lớn như sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh được cải thiện, phòng ngừa kháng thuốc, chấm dứt dịch bệnh và nâng cao chất lượng chăm sóc y tế.

Theo UNICEF, trong năm 2017, 7.000 trẻ sơ sinh tử vong mỗi ngày, và nguyên nhân chủ yếu là vì các lý do có thể phòng ngừa được hoặc các bệnh có thể chữa trị được như nhiễm trùng. Trong chiến dịch Mọi trẻ em đều được sống Every Child Alive Campaign của chúng tôi, UNICEF đang kêu gọi các chính phủ và chính quyền hành động để đảm bảo rằng mọi bà mẹ và trẻ sơ sinh đều được tiếp cận với chăm sóc y tế có chất lượng với giá thành hợp lý.

Năm ngoái, Giám đốc Điều hành UNICEF Bà Fore và Tổng Giám đốc WHO Tiến sỹ Tedros cũng kêu gọi các quốc gia nâng cao chất lượng hệ thống chăm sóc sức khỏe và coi đây là một bước đi thiết yếu để xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân.

******************************************

Ghi chú cho biên tập viên

Tải nội dung báo cáo tại đây:

  1. Báo cáo của chương trình JMP “Nước sạch, vệ sinh và môi trường trong các cơ sở y tế”
  2. Báo cáo của WHO và UNICEF “Nước sạch, vệ sinh và môi trường trong các cơ sở y tế: Các bước thiết thực để đạt được tiếp cận chăm sóc sức khỏe toàn dân có chất lượng”

Cả hai báo cáo đều có thể tải được tại www.who.intwww.who.int/phehttps://www.who.int/water_sanitation_health/en/, hoặc www.washdata.org

*Không có công trình vệ sinh nghĩa là nhà vệ sinh của các cơ sở y tế không được cải thiện hoặc không có nhà vệ sinh.

Công trình nước sạch cơ bản

Có nước sạch từ nguồn nước được cải thiện tại cơ sở y tế

Nước sạch cơ bản

Công trình nhà vệ sinh cơ bản

Công trình vệ sinh được cải thiệu có thể sử dụng được, ít nhất là có một nhà vệ sinh cho nhân viên y tế, ít nhất một nhà vệ sinh riêng dành cho nữ giới với đồ dùng vệ sinh cho kỳ kinh nguyệt, và ít nhất một nhà vệ sinh dễ dàng tiếp cận cho những người khó khăn khi vận động, di chuyển

Nhà vệ sinh cơ bản

Công trình, thiết bị vệ sinh cơ bản (nơi rửa tay)

Có nơi rửa tay sạch sẽ (có nước và xà phòng và/hoặc đồ rửa tay có cồn) trong cơ sở chăm sóc y tế, trong vòng 5m so với nhà vệ sinh.

Nơi rửa tay cơ bản

Thu gom, phân loại và tiêu hủy rác thải y tế cơ bản

Rác thải được phân loại vào ba thùng rác, những rác thải sắc nhọn và lây nhiễm được xử lý và tiêu hủy một cách an toàn

Quản lý rác thải cơ bản

Dịch vụ vệ sinh môi trường lau dọn cơ bản

Có các quy định cơ bản về lau dọn vệ sinh, nhân viên phụ trách lau dọn vệ sinh đều phải được tập huấn.

Lau dọn vệ sinh cơ bản

Số liệu từ báo cáo đưa ra cơ sở cho việc xác định các ưu tiên, quyết định đầu tư và theo dõi các bước phát triển của những cơ sở ý tế. Điều này hết sức quan trọng, vì nhu cầu giải quyết vấn đề này đang tăng lên trên toàn cầu. Cuối năm 2019, Phân tích toàn cầu về Vệ sinh môi trường và Nước uống (GLAAS) do WHO thực hiện sẽ đưa ra các số liệu mới từ 100 quốc gia, trong đó có bao gồm một chương về các chính sách và đầu tư cho Nước sạch, Vệ sinh và môi trường ở các cơ sở y tế, tạo thêm một cơ chế theo dõi các cam kết và tiến bộ của các quốc gia.

Mục tiêu Phát triển Bền vững số 6 là đảm bảo đầy đủ, quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người. Số liệu từ báo cáo đưa ra cơ sở cho việc xác định các ưu tiên, quyết định đầu tư và theo dõi các tiến bộ. Điều này hết sức quan trọng vì nhu cầu giải quyết vấn đề này đang tăng lên trên toàn thế giới. Cuối năm 2019, Phân tích toàn cầu về Vệ sinh môi trường và Nước uống (GLAAS) do WHO thực hiện sẽ đưa ra các số liệu mới từ 100 quốc gia, trong đó có bao gồm một chương về các chính sách và đầu tư cho Nước sạch, Vệ sinh và môi trường ở các cơ sở y tế, tạo thêm một cơ chế theo dõi các cam kết và tiến bộ của các quốc gia.

  • 6.1 Đến năm 2030, tất cả mọi người được tiếp cận một cách phổ cập và công bằng với nguồn nước an toàn và hệ thống vệ sinh.
  • 6.2 Đến năm 2030, tất cả mọi người được tiếp cận hệ thống vệ sinh đầy đủ và công bằng, chấm dứt đại tiện lộ thiên, đặc biệt chú ý đến nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái cũng như những người dễ bị tổn thương.

Nguồn nước an toàn, vệ sinh và môi trường là thiết yếu để thực hiện Mục tiêu Phát triển Bền vững số 3 “Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi lứa tuổi”. Theo chỉ tiêu 3.9, các quốc gia cần hành động để làm giảm đáng kể số ca tử vong và bệnh tật từ các nguồn hóa chất độc hại và từ nguồn không khí, nước, đất bị ô nhiễm và nhiễm bẩn trước năm 2030. Thêm vào đó, cần có nguồn nước an toàn, vệ sinh môi trường để làm giảm tử vong bà mẹ và chấm dứt tử vong trẻ em vì các lý do có thể phòng tránh được như đã đặt ra trong chỉ tiêu 3.1 và 3.2; các công trình nước sạch, vệ sinh môi trường đóng vai trò căn bản để đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân (chỉ tiêu 3.8)

Chương trình Giám sát Nguồn nước, Vệ sinh và Môi trường

Chương trình Giám sát Nguồn nước, Vệ sinh và Môi trường của WHO/UNICEF có trách nhiệm theo dõi giám sát tiến bộ toàn cầu đối với việc thực hiện các chỉ tiêu của Mục tiêu Phát triển Bền vững và các chỉ số liên quan đến nước sạch, vệ sinh và môi trường. Chương trình này đưa ra số liệu ước tính cấp quốc gia, vùng, và toàn cầu về tiến bộ trong lĩnh vực nước sạch, vệ sinh và môi trường tại các hộ gia đình, trường học và các cơ sở chăm sóc y tế.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

Tổ chức Y tế Thế giới là một tổ chức Liên Hợp Quốc lãnh đạo toàn cầu về sức khỏe cộng đồng. Thành lập năm 1948, WHO hoạt động tại 194 quốc gia thành viên, trên khắp 6 vùng và hơn 150 văn phòng với mục đích vận động tăng cường sức khỏe, đảm bảo thế giới được an toàn và phục vụ những người dễ bị tổn thương. Mục tiêu của WHO trong giai đoạn 2019-2023 là đảm bảo một tỷ người dân nữa được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, thêm một tỷ người dân nữa được bảo vệ khỏi tình trạng cấp cứu liên quan đến sức khỏe, và thêm một tỷ người dân nữa được chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần tốt hơn.

Ghé thăm website của WHO www.who.int

Theo dõi WHO trên các kênh Facebook; Twitter; YouTube; Instagram

Về Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF)

UNICEF hoạt động tại những nơi khó khăn nhất trên thế giới, để tiếp cận được với những trẻ em thiệt thòi nhất của thế giới. Có mặt tại 190 quốc gia và vùng lãnh thổ, chúng tôi làm việc vì mọi trẻ em, ở bất kỳ nơi đâu, để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

Theo dõi UNICEF trên Facebook, Instagram và Twitter

Ghé thăm website của UNICEF www.unicef.org/vietnam/vi

Để biết thêm thông tin, xin mời liên hệ:

Geneva

  • Nada Osseiran, Tổ chức Y tế Thế giới, Tel: +41 22 791 4475, Mobile: +41 79 445 1624, osseirann@who.int
  • Christian Lindmeier, Tổ chức Y tế Thế giới, Tel:   +41 22 791 1948, Mobile: +41795006552, lindmeierch@who.int

New York

  • Yemi Lufadeju, UNICEF, Tel: +1 212 326 7029, Mobile: +1 917-213-4034, glufadeju@unicef.org
  • Sabrina Sidhu, UNICEF, Tel: +1 212 824 6583, Mobile: +1 917476 1537,  ssidhu@unicef.org

Viet Nam

Liên hệ báo chí

Bà Raquel Fernandez
Trưởng Chương trình Truyền thông
UNICEF Việt Nam
ĐT: +84 (024) 3850 0100
ĐT: +84 (0)98 549 9748
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương
Chuyên gia Truyền thông
UNICEF Việt Nam
ĐT: +84 (024) 38500225
ĐT: +84 (0)904154678

Giới thiệu về UNICEF

UNICEF thúc đẩy quyền và phúc lợi của mọi trẻ em, trong tất cả các hoạt động của mình. Cùng với các đối tác, chúng tôi hoạt động tại 190 quốc gia và vùng lãnh thổ để biến cam kết thành hành động thiết thực, tập trung nỗ lực đặc biệt vào việc tiếp cận những trẻ em dễ bị tổn thương nhất và bị loại trừ, vì lợi ích của tất cả trẻ em, ở khắp mọi nơi.

Để biết thêm thông tin về UNICEF và công việc mà chúng tôi đang làm vì trẻ em hãy truy cập https://www.unicef.org/vietnam/vi 

Đồng hành cùng UNICEF trên FacebookInstagram và Twitter