Tài chính công cho trẻ em
UNICEF nỗ lực để đảm bảo các khoản đầu tư công được đầu tư một cách phù hợp cho trẻ em để mọi trẻ em gái và trẻ em trai đều có cơ hội phát triển tối đa tiềm năng của mình.

- Ngôn ngữ tài liệu bằng:
- English
- Tiếng Việt
Vấn đề
Dù Việt Nam đã có những tiến bộ ấn tượng trong việc giảm đói nghèo trong hai thập kỷ qua, vẫn còn những nhóm dân số có nguy cơ. Một phần năm trẻ em, khoảng 5,5 triệu trẻ trên toàn quốc, vẫn còn trải nghiệm thiếu thốn ở ít nhất 2 trong số các lĩnh vực giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nơi ở, nước và vệ sinh môi trường hoặc hòa nhập xã hội. Tỷ lệ nghèo trẻ em ở nhóm dân tộc thiểu số (52%) và ở nông thôn (26%) cao hơn. Bình đẳng đang bị đe dọa trong bối cảnh Việt Nam chuyển tiếp thanh một quốc gia có thu nhập trung bình thấp, bối cảnh mà tính dễ bị tổn thương có ảnh hưởng đến phần lớn dân số trong đó có trẻ em.

Quan trọng là chính sách tài chính công phải hướng tới dịch vụ bảo vệ trẻ em, ngay cả khi nguồn lực công và gia đình bị dàn trải.
Đầu tư cho trẻ em nghĩa là tối đa hóa nguồn tài chính để cung cấp các dịch vụ và chương trình hiệu quả và chất lượng nhằm giảm sự chênh lệch và bất bình đẳng ảnh hưởng đến trẻ em. Đối với trẻ em thiệt thòi, việc phân bổ và chi tiêu ngân sách chính phủ phù hợp là điều cần thiết. Tuy nhiên, hệ thống quản lý tài chính công còn thiếu bằng chứng thực tế gây trở ngại cho hoạt động ưu tiên ngân sách và thực hiện quyền trẻ em của chính phủ xét về mặt tài chính.
Giải pháp
UNICEF đang phối hợp chặt chẽ với chính phủ để cải thiện tính minh bạch, hiệu quả và công bằng trong phân bổ ngân sách và chi tiêu cho trẻ em. Điều này đồng nghĩa với việc nâng năng lực có các bộ trong quản lý tài chính công thông qua việc ưu tiên quyền trẻ em trong phân bổ và sử dụng ngân sách cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chủ chốt và của ngành ở cấp quốc gia và địa phương nhằm mang lại kết quả tốt hơn cho trẻ em.
UNICEF hỗ trợ Việt Nam xác định nguồn ngân sách, đạt được đồng thuận về tính cần thiết của việc đầu tư nhiều hơn cho trẻ em và sử dụng chính sách tài chính công để đạt được tiến bộ bền vững trong việc thực hiện quyền trẻ em.
Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi hợp tác với nhiều cơ quan đối tác của chính phủ để cải thiện khung pháp lý và chính sách liên quan đến lập kế hoạch và phân bổ ngân sách cho trẻ em, tập trung vào báo cáo thống kê nâng cao để xây dựng dữ liệu cho hành động. Tiếng nói của thanh thiếu niên Việt Nam cũng sẽ thể hiện rõ nhu cầu của trẻ em trong các cuộc đàm luận để đảm bảo lập kế hoạch cũng như phân bổ ngân sách sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tất cả trẻ em đạt phát triển tối đa tiềm năng của mình.