UNICEF với những nỗ lực đem lại nguồn nước an toàn cho người dân

Những nỗ lực của UNICEF nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước an toàn cho cộng đồng trên khắp thế giới bằng việc khởi động dự án cấp nước sạch.

UNICEF
Students drink water and wash their hands at Serkema Primary School, in Kombolcha Woreda, Oromia Region, Ethiopia, in March 2022.
UNICEF/UN0643396/Tesfaye
31 Tháng 10 2022

Uống một cốc nước là một thói quen rất đỗi bình thường với nhiều người. Nhưng với hàng triệu người trên thế giới, việc tiếp cận nguồn nước sạch vẫn là một hành trình dài cần rất nhiều công sức. Năm 2020, cứ 4 người thì có 1 người không có nước sạch và không có sẵn nước để sử dụng khi cần và cứ 10 người thì có 1 người vẫn phải đi bộ hơn 30 phút để lấy nước có chất lượng đảm bảo, căn cứ theo một báo cáo của UNICEF và WHO.

Do đó, mục tiêu của UNICEF nhằm đảm bảo có nhiều người hơn được tiếp cận nguồn nước sạch thông qua việc cung cấp hệ thống cấp nước. Hiện nay, khai thác nước ngầm vẫn là một trong những cách hiệu quả nhất để đảm bảo nguồn nước an toàn được cung cấp liên tục. Từ năm 2018 đến 2021, Bộ phận Cung ứng của UNICEF đã mua gần 20.000 máy bơm tay và máy bơm động cơ để xây dựng các hệ thống cấp nước an toàn cho cộng đồng, trường học và cơ sở y tế ở 33 quốc gia, phần lớn là các quốc gia châu Phi.

Trong đó, UNICEF chủ yếu mua sắm và lắp đặt hai loại máy bơm nước: loại chạy bằng động cơ và loại chạy bằng sức người. Tuy nhiên việc quyết định sử dụng hệ thống máy bơm nào sẽ dựa vào:

  • Số lượng người có thể sử dụng nguồn nước từ máy bơm
  • Mật độ người dân sống cạnh nhau
  • Chất lượng và số lượng nguồn nước ngầm có thể cung cấp
Với sự hỗ trợ của UKAid, UNICEF đã xây dựng giếng khoan được trang bị máy bơm sử dụng năng lượng mặt trời để cấp nước cho các ống nước đứng ở sáu cơ sở y tế tại Kinshasa, Cộng hòa Dân chủ Congo.
UNICEF/UN0665929/Wenga
Với sự hỗ trợ của UKAid, UNICEF đã xây dựng giếng khoan được trang bị máy bơm sử dụng năng lượng mặt trời để cấp nước cho các ống nước đứng ở sáu cơ sở y tế tại Kinshasa, Cộng hòa Dân chủ Congo.

Xây dựng hệ thống cấp nước sử dụng năng lượng mặt trời

Máy bơm nước chạy bằng động cơ có thể giúp phục vụ cộng đồng lớn và lấy được khối lượng nước nhiều hơn. Việc này sẽ giúp người dân tiết kiệm được thời gian và công sức khi phải xếp hàng hoặc đi bộ để lấy nước.

Ở Nigeria, có hai cơ sở y tế đang thực sự rất cần được cung cấp nguồn cấp an toàn: Tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe ban đầu Dogon Kuka của bang Yobe, một giếng nông được đánh dấu bằng một chiếc lốp xe và những hòn đá là nguồn nước duy nhất cho bệnh nhân và nhân viên ở đây trong hơn 10 năm. Và tại bang Borno, nguồn nước duy nhất là từ Chương trình Hỗ trợ Gia đình (Family Support Program), đồng thời nơi đây là trung tâm cách ly cho bệnh nhân COVID-19 với một chiếc máy bơm bằng tay bị hỏng tới mức không thể sửa được nữa.

Năm 2020, với sự hỗ trợ của Hà Lan, dự án cấp nước sạch của UNICEF đã mua và xây dựng các hệ thống cấp nước sử dụng năng lượng mặt trời để đảm bảo cả hai cơ sở y tế tiếp cận được với nguồn nước đảm bảo. Hai hệ thống này nằm trong số 4.641 hệ thống UNICEF đã lắp đặt và sửa chữa ở quốc gia này trong 5 năm qua, với sự phối hợp của Chính phủ Nigeria cũng như các đối tác trong nước và quốc tế. Hầu hết các thiết bị dùng cho những hệ thống này được mua từ trong nước với hướng dẫn kỹ thuật từ Bộ phận Cung ứng của UNICEF.

Cậu bé 8 tuổi Abdul Mohammed rửa tay ở giếng khoan do UNICEF xây ở Trung tâm Chăm sóc sức khỏe ban đầu Dongonkuka. Giếng khoan phục vụ trung tâm y tế, Trường Tiểu học Dongonkuka và toàn bộ cộng đồng.
UNICEF/UN0396481/Owoicho
Cậu bé 8 tuổi Abdul Mohammed rửa tay ở giếng khoan do UNICEF xây ở Trung tâm Chăm sóc sức khỏe ban đầu Dongonkuka. Giếng khoan phục vụ trung tâm y tế, Trường Tiểu học Dongonkuka và toàn bộ cộng đồng.

Đảm bảo cung cấp nguồn nước bền vững

Giám đốc phụ trách Nước sạch và Vệ sinh của UNICEF Nigeria, ông Michael Forson giải thích về việc lắp đặt hệ thống chạy bằng năng lượng mặt trời trong nước là kết quả của quyết định đưa ra cách đây nhiều năm để loại bỏ việc sử dụng máy bơm nước chạy bằng máy phát điện dùng dầu diesel.

“Chi phí để vận hành một hệ thống cấp nước cho một cộng đồng rất quan trọng. Giá một lít dầu diesel có thể tăng lên rất nhiều, khiến nhiều cộng đồng có thể không đủ khả năng chi trả nhiên liệu để tiếp cận nguồn nước. Với năng lượng mặt trời, cộng đồng có hệ thống cấp điện gần như hoạt động với chi phí bằng không” - Forson chia sẻ.

Thực tế là trong hơn 30 năm, UNICEF đã ưu tiên việc mua hệ thống bơm chạy bằng năng lượng mặt trời hơn loại chạy bằng dầu diesel trong các dự án cấp nước sạch. Giải pháp dựa trên năng lượng mặt trời cũng là một biện pháp thân thiện với môi trường khi không phải thải ra khí nhà kính và chi phí vận hành thấp hơn.

Nhờ dự án do Hà Lan tài trợ, nguồn nước đảm bảo đã được đưa đến các trường học, trung tâm y tế và cộng đồng ở bang Borno và Yobe, những nơi bị ảnh hưởng bởi xung đột ở Nigeria.
UNICEF/UNICEF Nigeria-2020
Nhờ dự án do Hà Lan tài trợ, nguồn nước đảm bảo đã được đưa đến các trường học, trung tâm y tế và cộng đồng ở bang Borno và Yobe, những nơi bị ảnh hưởng bởi xung đột ở Nigeria.
Một giếng khoan sử dụng năng lượng mặt trời đã được lắp đặt với sự hỗ trợ của UNICEF ở Làng Giáo viên, nơi đóng trại của những người bị di dời trong nước ở đông bắc Nigeria.
UNICEF/UNI208914/Nwakalor
Một giếng khoan sử dụng năng lượng mặt trời đã được lắp đặt với sự hỗ trợ của UNICEF ở Làng Giáo viên, nơi đóng trại của những người bị di dời trong nước ở đông bắc Nigeria.

Bên cạnh đó, việc sử dụng hệ thống bơm nước bằng năng lượng mặt trời là người dân không còn phải tốn kém về chi phí và thời gian để vận chuyển dầu diesel. Điển hình như cư dân của ngôi làng nhỏ Serkema, thuộc vùng Oroma của Ethiopia, phải đi 60km để lấy nhiên liệu nhằm đảm bảo hệ thống máy bơm cũ hoạt động. Nhưng việc này đã kết thúc khi UNICEF cùng tổ chức đối tác CARE lắp đặt hệ thống nước sử dụng năng lượng mặt trời phục vụ hơn 6.500 người dân.

Ngoài tốn kém về chi phí và thời gian, hệ thống máy bơm nước chạy bằng máy phát điện dùng dầu diesel còn gây ra tiếng ồn, dễ hỏng hóc hơn và chi phí sửa chữa tốn kém hơn so với hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời. “Các hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời hoàn toàn giúp cộng đồng tự chủ tốt hơn, đồng thời hệ thống này cũng bền vững và ít tốn kém hơn trong dài hạn. Trên thực tế, từ 2-5 năm sau khi bắt đầu hoạt động, chi phí xây dựng đã được thu hồi.” - Ông Franklin Golay, Cán bộ Kỹ thuật, Trung tâm Nước sạch, Vệ sinh và Giáo dục thuộc Bộ phận Cung ứng UNICEF đưa ra giải thích.

“Trước khi có giếng khoan này, chúng tôi từng phải đi bộ 6 km để lấy nước.” - Edna Njambe chia sẻ bên một máy bơm nước bằng tay do UNICEF lắp đặt tại nơi mình sinh sống ở Kaoma, miền Tây Zambia.
UNICEF/UN0664048/Schermbrucker
“Trước khi có giếng khoan này, chúng tôi từng phải đi bộ 6 km để lấy nước.” - Edna Njambe chia sẻ bên một máy bơm nước bằng tay do UNICEF lắp đặt tại nơi mình sinh sống ở Kaoma, miền Tây Zambia.

Lắp đặt máy bơm nước bằng tay dành cho cộng đồng nhỏ

Đối với những cộng đồng nhỏ với tối đa 200 người sống cách nguồn nước không quá 200 mét, máy bơm bằng tay là giải pháp phù hợp hơn máy bơm chạy bằng điện. Cùng các đối tác, UNICEF khoan giếng, lắp đặt máy bơm tay, cung cấp phụ tùng và đào tạo người dân trong cộng đồng vận hành và duy trì hệ thống.

Việc đào tạo người dân trong việc vận hành rất dễ dàng vì máy bơm nước tương đối dễ sửa chữa. Golay cho biết: “Chúng chỉ khó sửa hơn xe đạp một chút thôi, nên chúng ta lúc nào cũng có thể đào tạo một hoặc hai người trong cộng đồng bảo dưỡng máy bơm.” Nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng điều quan trọng là thị trường địa phương phải có sẵn phụ tùng, và người được đào tạo có công cụ để phục vụ cho việc sửa chữa.

“Cộng đồng phải cảm thấy mình là chủ sở hữu của sản phẩm và sẵn sàng chi tiền để đảm bảo nó hoạt động."

Golay nhấn mạnh rằng để đảm bảo máy bơm hoạt động trong nhiều năm, cần có sự tham gia của cộng đồng để sửa chữa và chi trả tiền bảo dưỡng. “Cộng đồng phải cảm thấy mình là chủ sở hữu của sản phẩm và sẵn sàng chi tiền để đảm bảo nó hoạt động. Và đặc biệt, họ cần hiểu về những rủi ro sức khỏe và chi phí liên quan khi sử dụng nguồn nước không đảm bảo. Bởi vì việc tìm kiếm biện pháp điều trị, chăm sóc sức khỏe thường tốn kém hơn. Do đó, để đảm bảo nguồn nước được hoạt động lâu dài, người dân có thể thành lập một quỹ nhỏ ở địa phương để chi trả tiền mua phụ tùng cho máy bơm, nếu cần thiết.” - ông cho biết.

Đề cao công tác phát ra hệ thống bơm nước phù hợp với nhu cầu

Trong gần 50 năm, UNICEF luôn nỗ lực thúc đẩy việc sử dụng máy bơm để đáp ứng nhu cầu nước của cộng đồng. Năm 1974, UNICEF và Chính phủ Ấn Độ đã công nhận cần có máy bơm tay tốt hơn những loại hiện đang có trên thị trường. Vậy nên, họ đã tìm kiếm một loại máy bơm mới, không quá đắt, có thiết kế đơn giản, dễ sử dụng và bảo dưỡng.

Quan hệ đối tác với Chính phủ Ấn Độ và khu vực tư nhân đã giúp phát triển một loại máy bơm phù hợp hơn với tình hình nông thôn Ấn Độ. UNICEF đã đóng một vai trò then chốt trong chương trình, với tư cách là đơn vị điều phối và hỗ trợ công tác phát triển. Tới năm 1984, 36 công ty đang sản xuất 100.000 máy bơm mới mỗi năm. Kể từ đó, máy bơm đã được cải tiến và giới thiệu với nhiều phiên bản khác nhau, trở thành loại được sử dụng rộng rãi nhất thế giới.

Kết

Với hơn 50 năm nỗ lực trong việc đem đến những nguồn nước sạch, an toàn cho cộng đồng. Dự án cấp nước sạch không chỉ là góp sức của UNICEF mà còn là sự chung tay của chính phủ, các đối tác trong việc giúp cho cuộc sống của cộng đồng trở nên tốt đẹp hơn. Hãy cùng chung tay cùng UNICEF để giúp một cộng đồng khỏe mạnh, phát triển.

Nước là tất cả