Chứng nhận Cộng đồng hoàn thành dứt điểm công trình vệ sinh hộ gia đình đầu tiên của Việt Nam được trao cho 5 bản của tỉnh Điện Biên
Điện Biên, 29 tháng 6 năm 2014 – Chứng nhận Cộng đồng hoàn thành dứt điểm công trình vệ sinh hộ gia đình chính thức được trao cho 5 bản của tỉnh Điện Biên ngày hôm nay trong một buổi lễ do Cục Quản lý môi trường y tế, các ban ngành tỉnh Điện Biên và UNICEF tổ chức. Năm bản thuộc xã Nà Tấu đã có những nỗ lực to lớn trong việc chấm dứt tình trạng phóng uế bừa bãi và đạt mục tiêu 100% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh. Năm 2013, Cục Quản lý môi trường y tế đã xây dựng Hướng dẫn thẩm định và công nhận cộng đồng chấm dứt phóng uế bừa bãi (ODF), nhằm ghi nhận, khuyến khích, động viên kịp thời các thôn bản và các nhà lãnh đạo đã có thành tích bước đầu trong quá trình thay đổi hành vi, chấm dứt phóng uế bừa bãi, tạo động lực để xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh một cách bền vững. Điện Biên là tỉnh đầu tiên áp dụng Hướng dẫ này với mong muốn đẩy mạnh phong trào của địa phương trong việc cải thiện điều kiện về sinh vì chỉ có 43% các hộ gia đình ở Điện Biên có nhà tiêu. Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện điều kiện vệ sinh, số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh ở cả nông thôn và thành thị đã tăng gấp hai lần trong thập kỷ qua. Tuy nhiên, cho đến năm 2011 vẫn còn khoảng 20 triệu người dân, trong đó có hơn 3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi không được sử dung nhà tiêu hợp vê sinh. Phóng uế bừa bãi vẫn còn phổ biển ở nhiều vùng nông thôn.
Phóng uế bừa bãi là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy và viêm
phổi, hai căn bệnh gây tử vong cho 22% số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong ở
Việt Nam. Một nghiên cứu ngần đây cũng cho thấy trẻ em sống trong các
thôn bản chưa có đầy đủ nhà vệ sinh có chiều cao trung bình thấp hơn
3.5cm so với trẻ em dưới 5 tuổi sống ở những nơi có điều kiện vệ sinh
đảm bảo. Để đạt được mục tiêu này, trong những năm gần đây, Bộ Y tế và các địa phương đã áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên cộng đồng về vệ sinh tổng thể nhằm khuyến kích cộng đồng xóa bỏ tình trạng phóng uế bừa bãi và thực hành rửa tay xà phòng. Cùng với cách tiếp cận này là việc tiếp thị vệ sinh cho người nghèo, giúp những người có kinh tế thấp nhất có thể xây nhà vệ sinh giá rẻ. Chương trình còn giúp người dân tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội khi cần thiết. Mô hình Vệ sinh tổng thể dựa vào cộng đồng do UNICEF hỗ trợ đã được chứng thực là mô hình hiệu quả trong việc vận động người dân cải thiện điều kiện vệ sinh.Mô hình này được thử nghiệm đầu tiên ở 2 tỉnh Điện Biên và Kon Tum vào năm 2009 và sau đó được tiếp tục nhân rộng. Hiện nay có 31 tỉnh thành trong cả nước áp dụng mô hình này. Sự kiện này cũng là một minh chứng cho niềm tin vào số Không là có thể thực hiên được. “Tin vào số Không” là một chiến dịch được UNICEF khởi xướng vào cuối năm 2013 ở Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức của người dân về việc giảm số tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi do các nguyên nhân có thể phòng tránh được. “Chúng tôi tin rằng số trẻ em không được sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh có thể giảm xuống còn số Không. Và hôm nay không còn trẻ em nào ở 5 bản này của Điện Biên phải phóng uế bừa bãi nữa vì các em đã có nhà vệ sinh ở nhà”, ông Lalit Patra, Trưởng Dự án Nước sạch và vệ sinh môi trường của UNICEF Việt Nam phát biểu. “Chứng nhận Cộng đồng hoàn thành dứt điểm công trình vệ sinh hộ gia đình do cơ quan nhà nước cáp ghi nhận những nỗ lực của người dân và các lãnh đạo thôn bản trong việc thực hiện cam kết của Chính phủ về một Việt Nam không còn nạn phóng uế bừa bãi. Ghi nhận những nô lực của các cán bộ trong ngành y tế và các ngành liên quan trong việc biến điều này thành hiện thực là một việc rất quan trọng”. Cần thêm thông tin, mời liên hệ:
Thông tin liên quan: Cảm nhận thực tế về vệ sinh môi trường tại Việt Nam
|