Lao động trẻ em
Tại Việt Nam có hơn 1 triệu trẻ em trong độ tuổi 5-17 tham gia lao động, chiếm 5.4% tổng số trẻ em trong độ tuổi này.
- Ngôn ngữ tài liệu bằng:
- English
- Tiếng Việt
Hậu quả của lao động trẻ em thật khôn lường
Lao động trẻ em có thể dẫn đến tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần, thậm chí tử vong. Nó có thể dẫn đến tình trạng nô lệ và bóc lột tình dục hoặc kinh tế. Và trong hầu hết mọi trường hợp, nó khiến trẻ em không được đi học và chăm sóc sức khỏe, hạn chế các quyền cơ bản và đe dọa tương lai của ccác em.
Những phát hiện chính
Trên toàn thế giới có 160 triệu lao động trẻ em - tăng 8,4 triệu trẻ em trong 4 năm qua - với 9 triệu trẻ em khác gặp rủi ro do tác động của COVID-19.
-
Ước tính từ Điều tra quốc gia lần thứ 2 về lao động trẻ em, cả nước có hơn 1 triệu trẻ em trong độ tuổi 5-17 tham gia lao động, chiếm 5.4% tổng số trẻ em trong độ tuổi này.
-
Trong số trẻ em tham gia lao động, hơn một nửa trong số này làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
-
Phân nửa trẻ em tham gia lao động không đi học, trong đó có tới 1.4% chưa bao giờ đến trường.
Những hoạt động của UNICEF
UNICEF hoạt động để giải quyết vấn đề lao động trẻ em thông qua cách tiếp cận hệ thống, tập trung chính vào công tác phòng ngừa. Mục tiêu của 'phương pháp tiếp cận hệ thống' là tạo dựng một môi trường sống mà trẻ em gái và trẻ em trai không bị bạo lực và bóc lột.
Nỗ lực của chúng tôi nhằm phát triển và củng cố hệ thống bảo vệ trẻ em thông qua bồi dưỡng năng lực và thúc đẩy nguồn nhân lực cung cấp dịch vụ xã hội, tăng cường công tác điều phối, cải thiện hoạt động quản lý trường hợp và cơ chế chuyển tuyến giữa các ban ngành, hỗ trợ kịp thời cho trẻ em tham gia lao động và trẻ em có nguy cơ tham gia lao động.
Chúng tôi cũng tập trung vào việc tăng cường các sáng kiến về kỹ năng làm cha mẹ và giáo dục cộng đồng nhằm giải quyết các chuẩn mực xã hội có hại khiến trẻ em tiếp tục lao động, đồng thời hợp tác với chính quyền địa phương và trung ương để ngăn chặn bạo lực, bóc lột và xâm hại trẻ em.
Mục tiêu của 'phương pháp tiếp cận hệ thống' là tạo dựng một môi trường sống mà trẻ em gái và trẻ em trai không bị bạo lực và bóc lột.
Khối tư nhân ngày càng có vai trò lớn hơn trong hoạt động bảo vệ trẻ em và cải thiện cuộc sống của các em. UNICEF vận động khối tư nhân chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc ngăn ngừa và giải quyết vấn đề lao động trẻ em bằng cách nâng cao nhận thức và nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ về quyền trẻ em và kinh doanh , tập trung vào phòng ngừa lao động trẻ em và khắc phục, tạo việc làm bền vững, bảo vệ người lao động trẻ tuổi và phát triển kỹ năng cho trẻ em trai và trẻ em gái.
Chúng tôi cũng đặt mục tiêu đảm bảo trẻ em đưa trẻ em tham gia lao động được quay trở lại trường học một cách an toàn. UNICEF hỗ trợ tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục có chất lượng và cung cấp các dịch vụ xã hội toàn diện để đảm bảo trẻ em và gia đình được bảo vệ.