Kinh doanh có trách nhiệm với trẻ em
UNICEF đang thu hút cộng đồng doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng đến trẻ em tham gia thực hiện quyền trẻ em bằng cách tăng cường bổ xung kiến thức, năng lực và cam kết tôn trọng và hỗ trợ việc thực hiện quyền trẻ em như được nêu trong các Nguyên tắc Kinh doanh
- Ngôn ngữ tài liệu bằng:
- English
- Tiếng Việt
Vấn đề
Tổ chức UNICEF đang vận động sự tham gia của cộng đồng khối doanh nghiệp để nâng cao kiến thức, năng lực và sự cam kết của họ trong việc tôn trọng và hỗ trợ quyền trẻ em như được nêu trong các Nguyên tắc Kinh doanh và Quyền Trẻ em. Với sự tham gia và đóng góp của khối doanh nghiệp cho lĩnh vực Quyền trẻ em thông qua các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm và bền vững, chúng tôi mong muốn đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) tại Việt Nam
Ba ngành công nghiệp chủ chốt đã được UNICEF xác định dựa trên vai trò quan trọng của ngành cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam và các tác động tiềm ẩn lên trẻ em, các ngành bao gồm ngành may mặc và giày dép, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và ngành du lịch và lữ hành.
Ngành dệt may và da giày
Ngành công nghiệp này mang lại cơ hội việc làm ổn định cho người lao động và nguồn thu nhập quan trọng để hỗ trợ gia đình họ và giảm nghèo. Tuy nhiên, đồng thời, ngành cũng đối mặt với những thách thức trong việc bảo vệ các quyền trẻ em chính yếu như cung cấp dịch vụ giữ trẻ, thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ, bảo vệ thai sản và lao động trẻ em.
Ngành công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)
Việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng không phải lúc nào cũng được các doanh nghiệp trong ngành này thực hiện nghiêm túc do sự hiểu biết hạn chế về trách nhiệm của chính họ trong vấn đề này. Trong khi cải thiện việc tiếp cận Internet và đào tạo kỹ năng công nghệ thông tin đã là một ưu tiên của ngành công nghiệp này thì các can thiệp để thúc đẩy môi trường mạng an toàn hơn cho trẻ em vẫn còn hạn chế.
Ngành du lịch và lữ hành
Có hai vấn đề chính liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em cần đặt ra và giải quyết, đó là vấn nạn mại dâm trẻ em, buôn bán trẻ em và trẻ em tham gia vào hoạt động mại dâm và là thực trạng nổi lên của việc thăm trại trẻ mồ côi và trường học có thể dẫn đến việc bảo vệ quyền trẻ em bị lơ là.
Giải pháp
Tổ chức UNICEF đã thiết lập mối quan hệ chiến lược với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững (SDforB) đã định vị được vai trò của UNICEF trong việc vận động đưa Quyền Trẻ em và các nguyên tắc Kinh doanh vào cộng đồng doanh nghiệp. Dự án " Thúc đẩy Quyền Trẻ em và các Nguyên tắc Kinh doanh (CRBP) trong các doanh nghiệp tại Việt Nam " đã được UNICEF và VCCI đồng triển khai từ năm 2017 nhằm thúc đẩy hành động của các doanh nghiệp chủ chốt có tác động lớn đến trẻ em và tăng cường sự tham gia của các bên liên quan.
- Xây dựng bằng chứng
Một loạt các đánh giá, khảo sát và nghiên cứu đã được thực hiện về các chủ đề quan trọng như bảo vệ quyền trẻ em, thúc đẩy vệ sinh tay, nuôi con bằng sữa mẹ, cung cấp dịch vụ giữ trẻ tại nơi làm việc và kỹ năng làm việc của nhóm lao động trẻ yếu thế.
- Vận động chính sách
Tổ chức UNICEF và VCCI đã đi đầu trong việc định vị quyền trẻ em trong chươngtrình nghị sự bền vững của doanh nghiệp năm 2030, vận độngchính sách để điều chỉnh hoạt động kinh doanh và tác động của nó đối vớitrẻ em và hỗ trợ kỹ thuật xây dựng bảng tiêu chí về quyền trẻ em cho hạng mục Chỉ số bền vững doanh nghiệp/CSI 2021 về quyền trẻ em.
- Nâng cao nhận thức
Một loạt các chiến dịch và hoạt động đã và đang được thực hiện để nâng cao nhận thức của khối tư nhân về các thực hành tốt bảo vệ trẻ em và các chính sách thân thiện với gia đình tại nơi làm việc.
- Nâng cao năng lực
Tổ chức UNICEF đã và đang triển khai một số chương trình với sự tham gia của các doanh nghiệp như chương trình “Quyền trẻ em tại nơi làm việc trong các nhà máy sản xuất giày da và may mặc" và chương trình đào tạo kỹ năng làm cha mẹ "Không ai hoàn hảo" để cải thiện sức khỏe và hạnh phúc của trẻ em, của người lao động là cha mẹ và lao động trẻ. Ngoài ra, các hội thảo và sự kiện đã được tổ chức để xây dựng năng lực cho các doanh nghiệp và các quan chức chủ chốt của chính phủ về Quyền trẻ em và các Nguyên tắc Kinh doanh.
Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang web của chúng tôi tại: trang Facebook tại: https://www.facebook.com/CRBPproject/