Giáo dục cho thanh thiếu niên bị thiệt thòi
Thanh niên chính là tương lai và UNICEF đang nỗ lực để đảm bảo rằng tất cả thanh thiếu niên có cơ hội và kỹ năng cần thiết để đưa Việt Nam tiến xa hơn nữa trong bối cảnh toàn cầu thay đổi nhanh chóng.
- Ngôn ngữ tài liệu bằng:
- English
- Tiếng Việt
Vấn đề
Cho dù đã có những tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện giáo dục cơ bản có chất lượng cho mọi người, ở Việt Nam vẫn có những trở ngại lớn đối với thanh thiếu niên thiệt thòi trong việc tiếp cận giáo dục chất lượng, hòa nhập và bền vững. Những rào cản này chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng chỉ có 60% học sinh trung học cơ sở chuyển tiếp lên trung học phổ thông trên toàn quốc.
"Thanh thiếu niên là một trong những tài sản lớn nhất của Việt Nam, nhưng nhiều em chưa có được nền giáo dục cũng như kỹ năng phù hợp với thị trường lao động và để trở thành cư dân toàn cầu."
Việc trẻ còn thiếu sót nghiêm trọng trong việc tiếp thu những kỹ năng mới, với tỷ lệ đáng báo động ở mức 86% thanh thiếu niên trong độ tuổi 16-30 chưa trải qua bất kỳ khóa đào tạo kỹ thuật nào và chỉ 6,4% có năng lực kỹ thuật cao qua đào tạo của một trường cao đẳng hoặc đại học. Tình trạng này đã tạo nên số lượng đáng kể dân số Việt Nam không được trang bị đủ kỹ năng thế kỷ 21, đây là bộ tổng hợp những năng lực cốt lõi cần có được công nhận trên toàn cầu, cần thiết cho công việc và hỗ trợ phát triển kinh tế để đưa đất nước trở thành một quốc gia công nghiệp vào năm 2020.
Giải pháp
Để đạt được giáo dục công bằng, chất lượng và hòa nhập cho thanh thiếu niên thiệt thòi, UNICEF đang làm việc với chính phủ để đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp và trang bị kỹ năng thế kỷ 21 cho thanh thiếu niên thiệt thòi để thích nghi với thị trường việc làm năng động và thay đổi nhanh chóng.
“UNICEF xây dựng mối liên kết giữa giáo dục và việc làm để đảm bảo thanh thiếu niên bị thiệt thòi có những kỹ năng cần thiết có thể sử dụng trong công việc và đưa ra lựa chọn nghề nghiệp lành mạnh.”
Thông qua cải thiện môi trường học tập để giữ chân học sinh và tăng cường chuyển tiếp thuận lợi lên bậc học cao hơn có hướng nghiệp, UNICEF cam kết thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa giáo dục hàn lâm và đào tạo nghề với các giáo trình và sách giáo khoa mới từ năm học 2020-2021.