Doanh nghiệp Phát triển vì trẻ em
UNICEF đang thu hút cộng đồng doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng đến trẻ em tham gia thực hiện quyền trẻ em bằng cách tăng cường bổ xung kiến thức, năng lực và cam kết tôn trọng và hỗ trợ việc thực hiện quyền trẻ em như được nêu trong các Nguyên tắc Kinh doanh
- Ngôn ngữ tài liệu bằng:
- English
- Tiếng Việt
Vấn đề
Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm đa số công nhân trong nhiều ngành công nghiệp xuất khẩu quan trọng nhất của quốc gia, chẳng hạn như ngành may mặc và giày dép với 80% trong tổng số 3,5 triệu lao động là phụ nữ trong độ tuổi từ 18-40. Thông thường, tỷ lệ phần trăm cao (80%) của những người lao động này là người di cư trong nước, với hơn một nửa (60%) người mẹ, những người chuyển đến các khu công nghiệp lớn để tìm kiếm các cơ hội kinh tế tốt hơn.
"Các doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến trẻ em thông qua các chính sách và thực hành cho người lao động."
Trong khi ngành công nghiệp cung cấp cho phụ nữ những công việc ổn định và các nguồn thu nhập quan trọng để hỗ trợ các gia đình và giảm nghèo, thì những cơ hội này có thể bị phá hoại bởi những tác động tiêu cực đến phúc lợi của con em của người lao động. Nhiều bà mẹ và con cái của họ bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và bảo trợ xã hội cũng như phải đối mặt với chi phí sinh hoạt cao ở khu vực đô thị, vi phạm quyền trẻ em và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của họ.
Giải pháp
Để giải quyết những vấn đề này, UNICEF đã nhắm tới ba ngành công nghiệp trọng điểm với những tác động cao đến trẻ em (giày dép và may mặc, công nghệ thông tin và truyền thông cũng như đi lại và du lịch) để ủng hộ cho quyền trẻ em và nguyên tắc kinh doanh trong các hoạt động và chính sách kinh doanh.
"Bằng cách hành động, các doanh nghiệp có thể trở thành những người ủng hộ quyền trẻ em mới."
Cách tiếp cận liên nghành này đã mang lại nhiều kết quả. Một chương trình quyền trẻ em tại nơi làm việc đang được thử nghiệm tại 11 nhà máy với tiềm năng lan tỏa tới 115.000 công nhân và con cái của họ, cùng với một bản hướng dẫn thực hành tốt nhằm chia sẻ với các nhà máy khác.
Để thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc, một chiến dịch “60 phút trọn vẹn làm mẹ” đã được công bố để đảm bảo con cái của các nữ công nhân tiếp tục nhận được nguồn dinh dưỡng thiết yếu khi các bà mẹ trở lại làm việc với sự hỗ trợ của người sử dụng lao động. Việc tạo ra bằng chứng và thu thập dữ liệu cũng là một ưu tiên, với việc đánh giá quyền trẻ em trong ngành công nghiệp giày dép và may mặc ở miền Nam thành phố Hồ Chí Minh xác định 10 lĩnh vực tác động. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ Quyền trẻ em và Nguyên tắc kinh doanh là nền tảng cho cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam.