#Củng_cố_miễn_dịch
Một chiến dịch toàn cầu để tiếp cận những trẻ em đã bỏ lỡ vắc-xin.

- Ngôn ngữ tài liệu bằng:
- English
- Tiếng Việt
Hàng triệu trẻ em trên toàn cầu đã bỏ lỡ việc tiêm vắc-xin thông thường trong đại dịch COVID-19. Kết quả là, các bệnh được kiểm soát trước đó như sởi và bại liệt đã xuất hiện trở lại.
Bây giờ là lúc để những trẻ em này bổ sung vắc-xin đã bị bỏ lỡ và #Củng_cố_miễn_dịch để bảo vệ chính các em, gia đình và cộng đồng xung quanh.
Vấn đề
Trong đại dịch COVID-19, chúng ta đã chứng kiến sự sụt giảm liên tục và lớn nhất về tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em trong một thế hệ.
Gần 67 triệu trẻ em đã bỏ lỡ các loại vắc-xin thông thường giúp các em an toàn khỏi những căn bệnh chết người trong thời kì đại dịch COVID-19.
Sự thụt lùi này xảy ra do các chương trình tiêm chủng định kỳ không thể tiếp cận được nhiều trẻ em như trước. Các dịch vụ y tế bị gián đoạn, các phòng khám bị hạn chế, hoạt động xuất nhập khẩu vắc xin, ống tiêm và các vật tư y tế khác bị gián đoạn. Trong khi đó, các gia đình bị phong tỏa và không thể đi lại dễ dàng, tài chính và nhân viên y tế được ưu tiên cho việc ứng phó với COVID-19.
Bây giờ chúng ta đang thấy những hậu quả đã được dự đoán trước. Các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin như dịch tả, sởi và bại liệt đang bùng phát ở những quốc gia mà trẻ em không được tiêm vắc-xin.
Giải pháp
Có một giải pháp. Các chiến dịch tiêm chủng bổ sung quy mô lớn là giải pháp tức thời để bảo vệ những trẻ em đã bỏ lỡ các mũi tiêm chủng trong vài năm qua.
Đây là bước đầu tiên quan trọng trong việc giúp các cộng đồng và hệ thống y tế của phục hồi sau cú sốc của đại dịch. Vắc xin bảo vệ gia đình và cộng đồng – tất cả chúng ta – khỏi các đợt bùng phát dịch bệnh có thể vượt qua biên giới quốc gia, áp đảo các hệ thống y tế và làm tê liệt nền kinh tế và xã hội của chúng ta, giống như những gì chúng ta đã thấy trong đại dịch COVID-19.

Lời kêu gọi hành động của UNICEF
Các quốc gia có nhiều trẻ em đã bỏ lỡ một số hoặc tất cả các lần tiêm chủng định kỳ trong đại dịch nên tái sử dụng ngân sách và khôi phục khả năng miễn dịch.
- Tái sử dụng ngân sách. Số tiền còn lại từ ứng phó với COVID-19 vẫn nằm trong các nguồn ngân sách quốc gia, khu vực và toàn cầu. Những khoản tiền đó cần được tái sử dụng khẩn cấp và hướng tới các hoạt động tiêm chủng định kỳ, bắt đầu từ những quốc gia đứng đầu về số lượng trẻ em không được tiêm vắc-xin.
- Khôi phục khả năng miễn dịch. Các Chính phủ nên ưu tiên và cam kết tiếp cận trẻ em bị bỏ lỡ các liều vắc xin bằng những chiến dịch cấp bách, nhằm khôi phục khả năng miễn dịch của trẻ, ngăn ngừa tình trạng tử vong ở trẻ và ngăn chặn dịch bệnh bùng phát ở nhiều nơi. Đây là bước quan trọng đầu tiên trong kế hoạch dài hạn nhằm phục hồi các nỗ lực tiêm chủng sau đại dịch và tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Chiến dịch
Chúng tôi đang bắt đầu chiến dịch vận động toàn cầu về tiêm chủng này bằng việc ra mắt báo cáo quan trọng hàng đầu của UNICEF “Báo cáo Tình hình trẻ em Thế giới 2023 – Vắc-xin cho mọi trẻ em”.
Việc công bố báo cáo sẽ đi cùng một loạt các sáng kiến bền vững và phối hợp ở quy mô toàn cầu, khu vực và quốc gia, kêu gọi các chính phủ ưu tiên các chiến dịch cấp bách và phân bổ nguồn tài chính để hỗ trợ thực hiện.
Vắc-xin là một trong những thành tựu quan trọng nhất của thế giới - loại bỏ hoàn toàn bệnh tật và cứu sống rất nhiều người. Trong ba thập kỷ qua, vắc-xin đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Thông qua nỗ lực bền bỉ và tận tâm, chúng ta có thể đạt được những thành công đó một lần nữa. Đã đến lúc các Chính phủ của các quốc gia trên toàn cầu cùng tái cam kết sử dụng vắc-xin.
Đã đến lúc tất cả chúng ta cần #Củng_cố_miễn_dịch #Cho_mọi_trẻ_em.