19 Tháng 10 2022

Nhận biết tâm lý trẻ em 14 - 18 tuổi để hiểu và trò chuyện về sức khỏe tinh thần

Trong giai đoạn phát triển, con trẻ sẽ có nhiều cảm xúc, hành vi mà có thể ảnh hưởng đến cách sống sau này của con. Vậy làm sao để hiểu và đối phó với những rủi ro về mặt cảm xúc, các hành vi tiêu cực mà không làm tổn thương con? , Tâm lý trẻ em độ tuổi 14 đến 18, Từ 14 đến 18 tuổi, đây là giai đoạn con sắp trưởng thành. Trẻ đã bắt đầu phát triển tính cách riêng của bản thân và muốn trở nên độc lập cũng như có trách nhiệm hơn. Thanh thiếu niên lúc này thường tăng tương tác với mọi người thông qua các trang mạng xã hội và điện thoại di động. Do vậy, các con sẽ ít dành thời gian cho gia đình hơn. Ngược lại,…, Các vấn đề tâm lý trẻ em từ 14 - 18 tuổi , ●    Những thay đổi nhanh chóng về thể chất, dẫn đến những lo âu về kích thước cơ thể, vóc dáng và cân nặng. ●    Lo lắng về chế độ ăn uống. ●    Tâm trạng thay đổi và sợ giao tiếp xã hội hơn. ●    Buồn bã hoặc trầm cảm, có thể dẫn đến tự ti hoặc các vấn đề khác., Không đơn thuần là cảm thấy buồn bã, Sức khỏe tâm thần kém ở tuổi dậy thì có thể đi kèm với các nguy cơ về sức khỏe và hành vi khác, bao gồm lạm dụng cồn và chất kích thích, bạo lực và quan hệ tình dục không lành mạnh. Do nhiều thói quen sức khỏe và hành vi sẽ theo con từ lúc dậy thì đến khi con trưởng thành, bạn cần hỗ trợ con lựa chọn các hành vi có lợi cho sức khỏe và hạnh phúc…, Bắt đầu bằng các câu hỏi quan tâm “Con hôm nay thế nào?”, Bạn có thể đang hòa thuận với con, hoặc đang gặp phải khó khăn. Dù cho quan hệ của bạn với con đang ở đâu, bạn cần thể hiện rằng bạn luôn có mặt để giúp con vượt qua những sóng gió bằng tình yêu thương và sự ủng hộ., Để bắt đầu cuộc trò chuyện, ●    Hỏi con về ngày một ngày của con - cố gắng dành thời gian trò chuyện ngắn với con như khi nấu ăn cùng nhau. ●    Đưa ra những câu hỏi mở, rõ ràng để hiểu cảm xúc của con. Bạn có thể hỏi “Con có thể giải thích... nghĩa là gì không?” hoặc “Con cảm thấy như thế nào nếu...” ●    Hỏi về quan điểm của con và thậm chí chia sẻ quan điểm của bản thân…, Những điều nên và không nên khi trò chuyện với trẻ 14 - 18 tuổi, Nên, ●    Hãy công nhận những điều tốt bên cạnh những điều con làm chưa tốt và tuyên dương thành tựu của con, kể cả những thứ nhỏ nhặt nhất.  ●    Trong giai đoạn phát triển này, cũng là khoảng thời gian con phát huy sức sáng tạo và phát triển cá nhân. Do đó hãy phát hiện ra các điểm mạnh ở con. ●    Thế giới có thể thật khó đoán với trẻ, và con sẽ gặp…, Không nên, ●    Kiểm soát cuộc trò chuyện và nói hoặc bắt buộc con phải làm những gì. Thay vào đó, hãy hỏi xem bạn có thể làm gì để giúp con và cùng con phối hợp để tìm ra giải pháp. ●    Trò chuyện với con khi bạn đang nóng giận. Rời đi chỗ khác, hít thở sâu và bình tĩnh - bạn có thể nói chuyện lại với con sau. ●    Tranh giành quyền kiểm soát. Thay vì cãi…, Hãy nhớ rằng mọi chuyện đều có sự kết nối với nhau, Tinh thần và tâm lý trẻ em có sức chống chịu tốt, hãy nhớ rằng, những trải nghiệm khó khăn sẽ là một phần của quá trình trở thành một người trưởng thành độc lập và bản lĩnh. Vì vậy, bố mẹ hãy giúp con cảm thấy gắn bó với trường học, gia đình và bạn bè là cách để nâng cao sức khỏe tâm thần và phòng tránh hàng loạt hành vi tiêu cực như lạm dụng chất…
19 Tháng 10 2022

Thời điểm bắt đầu cuộc trò chuyện về sức khỏe tâm thần: từ 11-13 tuổi

Sự phát triển của trẻ em trong độ tuổi 11 đến 13 tuổi, Khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ có khả năng bày tỏ cảm xúc của mình tốt hơn và khả năng nhận thức rõ đúng sai tốt hơn. Con có thể tự đưa ra những quyết định về bạn bè, hoạt động thể dục thể thao và học hành. Ngoài tự lập, trẻ còn quan tâm hơn tới tính cách, sở thích và bạn bè của mình. Trong giai đoạn này, trẻ cũng đang trải qua nhiều thay đổi về…, Sự phát triển của trẻ em trong giai đoạn thay đổi, Những thay đổi nhanh chóng về thể chất cùng với những lo lắng về diện mạo. Bên cạnh đó trong giai đoạn này, tầm quan trọng của tình bạn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Đây có thể là một khoảng thời gian khó khăn với con khi phải vượt qua giai đoạn phát triển quan trọng. Lúc này, hãy hiểu rằng con có thể tâm sự với bạn…, Ở lứa tuổi này, trẻ có thể:, ●    Thay đổi tâm trạng nhanh chóng - sáng nắng chiều mưa. ●    Cảm thấy áp lực vì việc học trên trường. ●    Có những vấn đề/lo lắng về ăn uống. ●    Cảm thấy buồn chán hoặc lo lắng, khiến con trở nên kém tự tin, đánh giá thấp bản thân và gây ra những vấn đề khác., Để bắt đầu cuộc trò chuyện, ●    Dành thời gian và không gian để bắt đầu cuộc trò chuyện mà không gây áp lực hay kỳ vọng gì. ●    Cân nhắc những thời điểm như khi làm việc nhà, nấu ăn hoặc cùng nhau đi du lịch. ●    Để cuộc trò chuyện diễn ra thật tự nhiên - tâm sự thay vì “tra vấn”. ●    Lưu ý tâm trạng của con - nếu con vừa trải qua một ngày tồi tệ hoặc đang bận rộn, hãy…, Giao tiếp cởi mở, chân thành và thẳng thắn, Nếu bạn nhận thấy những thay đổi về tâm trạng hay hành vi của trẻ. Hãy nhẹ nhàng nói với con rằng bạn đã chú ý điều đó và hỏi liệu con có muốn tâm sự về điều đó hay không.  Ví dụ: Có vẻ con không còn chơi với bạn bè thường xuyên như trước - có phải con đã cãi nhau với bạn không? Điểm số trên trường giảm sút - con có gặp khó khăn với môn học cụ thể…, Những điều bố mẹ nên và không nên khi trò chuyện với trẻ, Nên, Lắng nghe: Chủ động lắng nghe những điều con tâm sự mà không để những suy nghĩ và phán xét của bạn chi phối cuộc trò chuyện. Tôn trọng và khích lệ quan điểm của con. Công nhận: Trấn an trẻ rằng bạn hiểu những suy nghĩ và cảm xúc của con, khuyến khích con cởi mở hơn với bạn và củng cố niềm tin rằng bạn sẽ đồng hành với con. Gợi nhớ con rằng bạn đã…, Không nên, ●    Không nên bảo, bắt buộc con phải làm những gì. Thay vì vậy, hỏi bạn có thể giúp con như thế nào. ●    Phủ nhận hoặc coi nhẹ cảm xúc của con. Hãy nhớ rằng việc giãi bày những cảm xúc còn mơ hồ với bản thân là điều không dễ dàng đối với trẻ. ●    Cãi vã. Chú ý suy nghĩ, cảm xúc của bạn và những xung đột. Cố gắng giải quyết những xung đột hoặc…, Hãy luôn nhớ kiên trì và bền bỉ là chìa khóa, Ở lứa tuổi này, trẻ có thể sẽ ít thể hiện cảm xúc với bạn hơn và đôi khi trở nên hỗn xược hoặc nóng nảy. Do đó, khi trẻ ngày một độc lập và muốn tự chủ hơn, có nhiều khả năng đôi khi trẻ sẽ chống cự bạn. Những cuộc nói chuyện này còn mới mẻ và có thể có những lúc không thoải mái với con. Con có thể cần chút thời gian, nhưng hãy cố gắng luôn thể…
19 Tháng 10 2022

Nhận biết tâm lý trẻ em 6 - 10 tuổi để hiểu và trò chuyện về sức khỏe tinh thần

Hành vi và tâm lý trẻ em 6 đến 10 tuổi, Khi trẻ bắt đầu đi học, các kĩ năng thể chất, tinh thần và xã hội của con phát triển nhanh chóng. Khi đó, con học cách mô tả trải nghiệm và bắt đầu chia sẻ cảm xúc của bản thân nhiều hơn. Tình bạn và áp lực đồng trang lứa trở nên quan trọng hơn khi sự tập trung của con chuyển từ mái ấm của mình sang thế giới bên ngoài. Khi dành nhiều thời gian…, Hãy quan tâm con, Việc đến trường là cơ hội để trẻ đối mặt trực tiếp với thế giới bên ngoài và là một sự kiện trọng đại trong đời! Đây là mốc thời gian quan trọng giúp con phát triển sự tự tin ở mọi mặt cuộc sống. Chẳng hạn như xử lý các mối quan hệ, học tập trên trường, tập thể dục thể thao và kiểm soát cảm xúc.  Việc hỏi thăm con và hỗ trợ con trên hành trình này…, Cách giúp bố mẹ dễ dàng trò chuyện với con, Hãy bắt đầu bằng việc hỏi con cảm thấy thế nào. Tâm sự với con về trường học, bạn bè, sở thích, và những khó khăn con gặp phải. Gợi mở để trẻ kể về những sự kiện mang lại cảm xúc tích cực và tiêu cực trong đời sống hàng ngày. Chẳng hạn như thắng một trận đấu thể thao hoặc nhận điểm kém . Điều này giúp kiểm tra xem con cảm thấy như thế nào và thắt…, Hãy tạo môi trường cởi mở, tin tưởng và yêu thương, ●    Giúp con cảm thấy thoải mái khi mở lòng với bạn. ●    Con muốn được yêu thích và chấp nhận bởi mọi người xung quanh. Được bạn chấp nhận là bước đầu tiên để xây dựng sự tự tin. ●    Ghi nhớ tới việc bạn đang làm gương cho con như thế nào. Trẻ nhìn vào bạn và học theo những cảm xúc và cách phản ứng của bạn với những tình huống khác nhau. ●    …, Đừng quên: Thời gian của bạn là món quà vô giá với trẻ, Câu“ Bố/mẹ yêu con” hay ôm ấp con không phải là những cách duy nhất để thể hiện tình yêu thương. Bạn cần thực sự lắng nghe và quan tâm sâu sắc đến những gì con muốn nói.  Hãy thử dành thời gian cùng con tham gia các hoạt động tương tác như: Vui chơi cùng con thông qua những hoạt động đặc biệt dù nhỏ hay lớn. Cho con tham gia vào những quyết định…
19 Tháng 10 2022

Cách giúp trẻ 0-5 tuổi có sức khỏe tinh thần tích cực trong cuộc sống

Từ tiếng cười, bước đi đầu đời cho đến khi trải nghiệm những khung bậc cảm xúc khác nhau, trẻ đang bước qua những cột mốc quan trọng của tuổi thơ. Đây là giai đoạn trưởng thành và học hỏi của trẻ, và là khoảng thời gian lý tưởng để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ., Xây dựng nền tảng cho một cuộc sống hạnh phúc và khỏe mạnh, Trẻ trông cậy vào bạn để được yêu thương, học hỏi và bảo vệ.Bạn nên dành nhiều thời gian nhất có thể với con, nuôi dưỡng mối quan hệ ấm áp và gần gũi, che chở và chăm sóc con. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc xây dựng những nền tảng sức khỏe tinh thần tốt cho suốt cuộc đời. Đi tới : Trẻ sơ sinh  | Trẻ mới tập đi | Trẻ mẫu giáo, Trẻ sơ sinh, Dành thời gian với con sẽ có lợi cho bạn và trẻ. Điều này thậm chí giúp sản sinh ra các hoóc-môn tự nhiên, giúp gắn kết mối quan hệ giữa bạn và con cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho cả hai! Chơi với con, âu yếm con. Trò chuyện với con, hát cho con nghe. Phản hồi trước những âm thanh con tạo ra để con bắt đầu hiểu về ngôn ngữ và giao tiếp., Trẻ mới tập đi, Khi bắt đầu biết đi, con càng khao khát khám phá thế giới hơn. Trí tò mò của trẻ cần được nuôi dưỡng và khích lệ. Đọc cho con nghe (mỗi ngày nếu bạn có thể). Chơi những trò chơi khuyến khích trí tò mò và sự hiếu học. Tập cho con gọi tên - bắt đầu từ tên của con và những đồ vật xung quanh thật đơn giản. Cùng con khám phá môi trường sống xung quanh…, Trẻ mẫu giáo, Khi con trở nên tự lập và tò mò hơn, con sẽ có nhu cầu khám phá thế giới ngoài kia và học hỏi những điều xung quanh. Tương tác với mọi người giúp trẻ phát triển tư duy của bản thân và hiểu biết hơn về thế giới xung quanh. Khuyến khích con chơi với bạn bè để tăng tương tác xã hội. Nhờ con phụ giúp bạn những việc nhà phù hợp với lứa tuổi. Hướng dẫn…, Những gì bố mẹ cần chú ý, Trẻ nhỏ đang học cách thể hiện bản thân và quản lý những cảm xúc. Điều này đôi khi có thể gây ra sự tức giận hoặc căng thẳng khi các con  không thể truyền đạt nhu cầu của mình. Khi trẻ cảm thấy căng thẳng hoặc quá tải, trẻ cần một người lớn yêu thương để giúp trấn an và giúp trẻ điều hướng cảm xúc của mình., Bố mẹ cần tránh những gì?, Mọi hình thức bạo lực, bao gồm quát mắng và đánh con. Sống trong môi trường tiêu cực có thể sinh ra những “căng thẳng độc hại”, gây tổn hại tới sự trưởng thành và phát triển của trẻ cùng những hệ quả lâu dài trong cuộc sống sau này. Những cuộc cãi vã thường xuyên giữa cha mẹ và mọi người xung quanh trẻ. Căng thẳng trong môi trường sống có thể…, Đừng quên: Chăm sóc cho chính bản thân bạn, Cho dù trẻ còn sơ sinh hay đã biết đi, bạn sẽ trải nghiệm rất nhiều cung bậc cảm xúc ở những thời điểm khác nhau - điều này là bình thường. Những cảm xúc bao gồm niềm vui sướng, phẫn nộ, mệt mỏi và lo âu. Mỗi khi bạn cảm thấy choáng ngợp, hãy dành thời gian để giải tỏa căng thẳng. Đảm bảo rằng mọi người xung quanh hỗ trợ bạn. Dành một chút thời…, Lời kết, Bên cạnh chăm lo cho đời sống vật chất, sức khỏe tinh thần của trẻ nhỏ cũng cần được quan tâm chăm sóc. Đây là nền tảng vững chắc cho giai đoạn trưởng thành của trẻ sau này.
10 Tháng 10 2022

Chiến dịch “OnMyMind”: vì sức khỏe tâm thần của trẻ em Việt Nam

Việc chăm lo sức khỏe tinh thần cho trẻ nhỏ còn nhiều hạn chế, Ở mọi nơi trên thế giới, sức khỏe tâm thần kém gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho trẻ em và thanh thiếu niên. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, bệnh tật và tàn tật, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên lớn tuổi. Một nửa số trẻ nhỏ gặp các vấn đề liên quan đến tâm thần bắt đầu từ năm 14 tuổi, nhưng hầu hết các trường hợp này không được…, Các thông tin chính, Chúng ta cần làm gì Dành cho cha mẹ Dành cho thế hệ trẻ Dành cho các nhà hoạch định chính sách và đối tác, Chúng ta cần làm gì?, Sức khỏe tinh thần tốt có nghĩa là trẻ em sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn. Để đạt được điều này, UNICEF đang kêu gọi đầu tư và các hành động thiết thực để hỗ trợ và bảo vệ tất cả trẻ em và thanh thiếu niên, đồng thời tập trung vào việc chấm dứt tình trạng bỏ bê, lạm dụng và tổn thương tâm lý thời thơ ấu. ● Đầu tư cho tất cả: Đầu tư nhiều hơn và…, Dành cho cha mẹ: trò chuyện với con cái, Có quá nhiều trẻ em phải tự mình đối phó với những thách thức về sức khỏe tâm thần. Là cha mẹ, chúng ta có thể thay đổi điều đó bằng cách cung cấp môi trường đầy tình yêu thương cho con trẻ và các chàng trai, cô gái của chúng ta. Hãy đặt những câu hỏi đơn giản như "Con đang cảm thấy như thế nào? Con đang suy nghĩ gì?" Dưới đây là cách để bạn có…, Dành cho thế hệ trẻ: Chia sẻ, tâm sự và giúp đỡ lẫn nhau, Thế hệ trẻ trên khắp thế giới đang phá vỡ sự im lặng xung quanh tình trạng sức khỏe tâm thần bằng cách lên tiếng và chia sẻ câu chuyện của mình. Do đó, thế hệ trẻ cần tìm hiểu kỹ càng về vấn đề sức khoẻ tâm thần, ngăn chặn thông tin sai lệch và khuyến khích mọi người tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần. Chia sẻ cảm xúc của bạn và chủ động kết nối nếu bạn…, Dành choi các nhà hoạch định chính sách và đối tác, Trên toàn cầu, chỉ có khoảng 2% ngân sách y tế của chính phủ được phân bổ cho chi tiêu cho sức khỏe tâm thần. Một số quốc gia chỉ chi US$1 trên đầu người. Những con số này là quá thấp để có thể đáp ứng việc điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần (đặc biệt là đối với những người đang phải đối mặt với thách thức lớn) và thúc đẩy sức khỏe tâm thần…, Những tác động và câu chuyện
25 Tháng 4 2022

Những điều cần biết về vắc-xin COVID-19

Vắc-xin cứu sống hàng triệu người mỗi năm. Việc phát triển vắc-xin COVID-19 an toàn và hiệu quả là một bước tiến lớn trong nỗ lực toàn cầu của chúng tôi nhằm chấm dứt đại dịch và để chúng ta quay trở lại làm nhiều việc có ích hơn nữa cùng với những người chúng ta yêu thương. Chúng tôi đã thu thập thông tin chuyên gia mới nhất để trả lời một số câu…, Lợi ích của việc tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19 là gì?, Vắc-xin cứu sống hàng triệu người mỗi năm và vắc-xin COVID-19 có thể cứu sống bạn. Vắc-xin COVID-19 an toàn và hiệu quả, mang lại sự bảo vệ mạnh mẽ chống lại biến chứng nghiêm trọng và tử vong. Theo số liệu của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết những người chưa tiêm phòng có nguy cơ tử vong do COVID-19 cao hơn ít nhất 10 lần so với người đã…, Ai nên tiêm vắc-xin COVID-19 trước?, Mỗi quốc gia thường đặt ra một số nhóm dân cư cần được ưu tiên tiêm vắc-xin COVID-19 sớm. Một trong các nhóm ưu tiên do WHO khuyến nghị là nhân viên y tế tuyến đầu (để bảo vệ hệ thống y tế) và những người có nguy cơ tử vong cao nhất do COVID-19, bao gồm người lớn tuổi và những người mắc bệnh nền. Những nhân viên thiết yếu khác như giáo viên và…, Khi nào bạn không nên tiêm phòng vắc-xin COVID-19?, Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về việc bạn có nên tiêm vắc-xin COVID-19 hay không, hãy tìm hiểu và tham vấn với nhân viên y tế nơi bạn đang sinh sống. Hiện tại, những người có các tình trạng sức khỏe sau đây không nên tiêm vắc-xin phòng COVID-19 để tránh bất kỳ tác dụng phụ nào có thể xảy ra: Nếu bạn có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành…, Nếu tôi đã từng nhiễm COVID-19, tôi có nên tiêm vắc-xin không?, Có, bạn vẫn nên tiêm vắc-xin ngay cả khi bạn đã từng nhiễm COVID-19 trước đó. Mặc dù những người hồi phục sau khi nhiễm COVID-19 có kháng thể tự nhiên nhưng vẫn không chắc chắn khả năng miễn dịch đó kéo dài bao lâu hoặc có thể bảo vệ bạn chống lại sự tái nhiễm COVID-19 tốt như thế nào. Vắc-xin cung cấp sự bảo vệ đáng tin cậy hơn, đặc biệt là chống…, Loại vắc-xin COVID-19 nào tốt nhất cho tôi?, Tất cả các loại vắc xin được WHO chấp thuận đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc bảo vệ bạn khỏi các biến chứng nặng và tử vong do COVID-19. Loại vắc-xin tốt nhất để tiêm là loại có sẵn và bạn có thể tiếp cận để tiêm nhanh nhất. Bạn có thể tìm hiểu thêm các loại vắc-xin đã được phê duyệt trên trang web của WHO . Hãy nhớ rằng, bạn cần…, Vắc-xin COVID-19 hoạt động như thế nào?, Vắc-xin hoạt động bằng cách bắt chước tác nhân truyền nhiễm - vi rút, vi khuẩn hoặc vi sinh vật khác có thể gây bệnh. Điều này "dạy" hệ thống miễn dịch của chúng ta phản ứng nhanh chóng và hiệu quả để chống lại nó. Theo truyền thống, vắc-xin đã thực hiện điều này bằng cách đưa vào cơ thể một dạng tác nhân lây nhiễm đã làm suy yếu cho phép hệ thống…, Vắc-xin COVID-19 có an toàn không?, Có, mặc dù vắc-xin COVID-19 đã được phát triển nhanh nhất có thể, vắc-xin ngừa COVID-19 phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt trong các thử nghiệm lâm sàng để chứng mình và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế đã được thống nhất về tính an toàn và hiệu quả. Chỉ khi đáp ứng các tiêu chuẩn này, vắc-xin mới có thể nhận được chứng nhận từ WHO và các…, Làm thế nào mà vắc-xin COVID-19 được phát triển nhanh chóng như vậy?, Các nhà khoa học đã có thể phát triển vắc-xin hiệu quả an toàn trong một khoảng thời gian tương đối ngắn do sự kết hợp của các yếu tố cho phép họ mở rộng quy mô nghiên cứu và sản xuất mà không ảnh hưởng đến độ an toàn: Vì đại dịch lan rộng toàn cầu, nên chúng ta có mẫu bệnh phẩm khá lớn để nghiên cứu và có hàng chục nghìn tình nguyện viên tham gia…, Các tác dụng phụ của vắc-xin COVID-19 là gì?, Vắc-xin được thiết kế để cung cấp cho bạn khả năng miễn dịch mà không có nguy cơ mắc bệnh. Không phải ai cũng bị như vậy, nhưng thông thường sẽ gặp một số tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình sẽ tự biến mất trong vài ngày. Một số tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình mà bạn có thể gặp phải sau khi tiêm chủng bao gồm: Đau nhức cánh tay tại chỗ tiêm Sốt…, Làm cách nào để tìm hiểu thêm về một loại vắc-xin COVID-19 cụ thể?, Bạn có thể tìm hiểu thêm về vắc-xin COVID-19 trên trang web của WHO ., Tôi có thể ngừng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 ngay sau khi tôi tiêm vắc-xin không?, Hãy tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 để bảo vệ bản thân, gia đình và bạn bè nếu vẫn còn các ca nhiễm COVID-19 ở nơi bạn đang sống, ngay cả sau khi bạn đã tiêm vắc-xin. Vắc-xin COVID-19 có hiệu quả cao trong việc chống lại các biến chứng nghiêm trọng và tử vong, nhưng không có vắc xin nào có hiệu quả 100% ngăn chặn việc…, Tôi vẫn có thể bị nhiễm COVID-19 sau khi tôi đã tiêm vắc-xin không? 'Trường hợp đột phá' là gì?, Sau khi tiêm vắc-xin bạn vẫn có thể bị nhiễm COVID-19. Trong những trường hợp như vậy, nhiều khả năng người nhiễm COVID-19 chỉ có các triệu chứng nhẹ. Rất may là sau khi tiêm vắc-xin khả năng bảo vệ của kháng thể chống lại chuyển biến nghiêm trọng và tử vong là khá cao. Với sự ra đời của nhiều biến chủng mới của COVID-19 như Omicron đã làm việc…, Sự bảo vệ của vắc-xin COVID-19 kéo dài trong bao lâu?, Các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành để xác định thời gian bảo vệ của vắc-xin COVID-19. Theo WHO, hầu hết mọi người được bảo vệ mạnh mẽ trước chuyển biến nghiêm trọng và tử vong trong ít nhất sáu tháng. Khả năng miễn dịch này có thể giảm nhanh hơn đối với một số người, bao gồm cả các nhóm tuổi lớn hơn và những người có bệnh nền., Vắc-xin COVID-19 có bảo vệ bạn chống lại các biến chủng như Delta và Omicron không?, Vắc-xin COVID-19 được WHO phê duyệt đã tiếp tục minh chứng có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa biến chuyển nặng và tử vong, bao gồm cả hiệu quả chống lại biến chủng Delta . Tuy nhiên, vắc-xin cung cấp ít khả năng bảo vệ chống lại sự lây nhiễm từ Omicron, hiện là biến chủng thống trị trên toàn cầu. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải tiêm…, Tôi có cần tiêm nhắc lại không?, Các mũi vắc-xin tăng cường hay còn gọi là mũi tiêm nhắc lại đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bạn khỏi chuyển biến nặng phải nhập viện và tử vong. Về thời điểm tiêm nhắc lại, đặc biệt nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao, bạn nên tuân theo các khuyến cáo của cơ quan y tế địa phương., Tôi có thể tiêm trộn nhiều loại vắc-xin COVID-19 khác nhau không?, Có, tuy nhiên, các chính sách về pha trộn vắc xin khác nhau tùy theo quốc gia. Một số quốc gia đã sử dụng các loại vắc xin khác nhau cho loạt vắc-xin chính và vắc-xin tăng cường. Bạn nên tìm hiểu thông tin chi tiết từ các cơ sở y tế nơi bạn đang sống để được hướng dẫn và tư vấn phù hợp nhất đối với bạn., Tôi có nên tiêm vắc-xin COVID-19 nếu tôi đang mang thai không?, Có, bạn có thể tiêm vắc-xin COVID-19 nếu bạn đang mang thai. Mặc dù nguy cơ bị bệnh nặng do COVID-19 nói chung vẫn thấp, nhưng khi mang thai, bạn có nguy cơ biến chuyển nặng cao hơn so với những người không mang thai. Mặc dù có ít dữ liệu hơn, nhưng bằng chứng về tính an toàn của vắc-xin COVID-19 trong thời kỳ mang thai ngày càng tăng và không có…, Nếu tôi đang cho con bú Tôi có nên tiêm vắc-xin COVID-19 không?, Có, nếu bạn đang cho con bú, bạn nên tiêm vắc-xin COVID-19 ngay khi có thể. Nó rất an toàn và không có rủi ro cho mẹ hoặc em bé. Hiện nay không có vắc-xin COVID-19 nào có vi rút sống trong đó, vì vậy không có nguy cơ bạn truyền COVID-19 cho con bạn qua sữa mẹ từ vắc-xin. Trên thực tế, các kháng thể mà bạn có sau khi tiêm phòng có thể đi qua sữa mẹ…, Vắc-xin COVID-19 có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?, Không, bạn có thể đã thấy những tuyên bố sai sự thật trên mạng xã hội, nhưng không có bằng chứng cho thấy bất kỳ loại vắc-xin nào, kể cả vắc-xin COVID-19, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ hoặc nam giới. Nếu bạn hiện đang cố gắng mang thai, bạn không cần phải tránh thai sau khi tiêm vắc-xin COVID-19., Vắc-xin COVID-19 có thể làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt của tôi không?, Một số người đã báo cáo rằng họ đã bị gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt sau khi chủng ngừa COVID-19. Mặc dù dữ liệu vẫn còn hạn chế, nghiên cứu đang được tiến hành về tác động của vắc-xin đối với chu kỳ kinh nguyệt. Hãy tìm hiểu thông tin và xin tư vấn từ các cơ sở y tế nơi bạn đang sống nếu bạn có lo lắng hoặc thắc mắc về chu kỳ kinh nguyệt của mình., Con tôi trong độ tuổi thanh thiếu niên có nên tiêm vắc-xin COVID-19 không?, Ngày càng có nhiều loại vắc-xin đang được chấp thuận sử dụng cho trẻ em, vì vậy, điều quan trọng là phải luôn được thông báo về hướng dẫn của các cơ quan y tế địa phương và quốc gia của bạn. Vắc-xin Pfizer đã được WHO cho phép sử dụng cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên, và vắc xin Moderna đã được chấp thuận cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Trẻ em và thanh…, Tôi nên nói chuyện thế nào với con tôi về vắc-xin COVID-19?, Tin tức về vắc-xin COVID-19 đang tràn ngập cuộc sống hàng ngày của chúng ta và theo lẽ tự nhiên thì những người trẻ tuổi sẽ rất tò mò và có những câu hỏi về vắc xin COVID-19. Đọc bài viết 4 lời khuyên dành cho cha mẹ khi nói chuyện với trẻ về tiêm vắc xin phòng COVID-19., Bạn tôi hoặc thành viên gia đình chống lại vắc-xin COVID-19. Làm thế nào để tôi nói chuyện với họ?, Sự phát triển của vắc-xin COVID-19 an toàn và hiệu quả là một bước tiến rất lớn trong nỗ lực toàn cầu của chúng tôi để chấm dứt đại dịch. Đây là một tin rất thú vị, nhưng vẫn còn một số người hoài nghi hoặc do dự về vắc-xin COVID-19. Rất có thể bạn quen biết một người trong số họ. Chúng tôi đã nói chuyện với Tiến sĩ Saad Omer, Giám đốc tại Viện Y…, Làm thế nào tôi có thể bảo vệ gia đình mình cho đến khi tất cả chúng ta được tiêm vắc-xin COVID-19?, Vắc-xin an toàn và hiệu quả sẽ thay đổi cục diện cuộc chơi, nhưng ngay cả khi đã được tiêm phòng, chúng ta cần tiếp tục duy trì việc thực hiện các biện pháp phòng dịch trong thời gian hiện tại để bảo vệ bản thân và những người khác. Điều quan trọng nhất bạn có thể làm là giảm nguy cơ tiếp xúc với virus. Để bảo vệ bản thân và những người thân yêu…, Vắc-xin COVID-19 có thể ảnh hưởng đến DNA của bạn không?, Không, không có vắc-xin COVID-19 nào ảnh hưởng hoặc tương tác với DNA của bạn theo bất kỳ cách nào. Messenger RNA, hoặc mRNA, vắc-xin dạy các tế bào cách tạo ra một loại protein kích hoạt phản ứng miễn dịch bên trong cơ thể. Phản ứng này tạo ra các kháng thể giúp bạn được bảo vệ chống lại vi rút. mRNA khác với DNA và chỉ ở bên trong tế bào khoảng…, Vắc-xin COVID-19 có chứa bất kỳ các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật?, Không, không có loại vắc-xin COVID-19 được WHO phê duyệt nào có chứa các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật., Tôi phát hiện thông tin trên mạng không chính xác về vắc-xin COVID-19. Tôi nên làm gì?, Đáng buồn thay, có rất nhiều thông tin không chính xác trên mạng về virus và vắc-xin COVID-19. Rất nhiều thứ chúng ta đang gặp phải là mới đối với tất cả chúng ta, vì vậy có thể có một số dịp mà thông tin được chia sẻ, theo cách không độc hại, hóa ra là không chính xác. Thông tin sai lệch trong một cuộc khủng hoảng sức khỏe có thể lan truyền hoang…, COVAX là gì?, COVAX là một nỗ lực toàn cầu cam kết phát triển, sản xuất và phân phối vắc -xin công bằng trên toàn thế giới. Không có quốc gia nào được an toàn khỏi COVID-19 cho đến khi tất cả các quốc gia được bảo vệ. Có 190 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia vào cơ chế COVAX, chiếm hơn 90 % dân số thế giới. Liên minh với CEPI, GAVI, WHO và các đối tác khác,…
20 Tháng 4 2022

Mang thai an toàn trong đại dịch COVID-19

Thai kỳ là một khoảng thời gian đặc biệt đầy phấn khích và mong đợi. Tuy nhiên, với nhiều người, đại dịch COVID-19 đã gieo rắc vào khoảng thời gian này nỗi sợ hãi, lo lắng và bất an. Sau đây là những thông tin mới nhất về thai kỳ, đại dịch COVID-19 và vắc-xin, cũng như hướng dẫn từ chuyên gia về cách mang thai an toàn giữa đại dịch, điều này nhằm…, Đọc nhanh bài viết:, Hiểu những nguy cư của tôi Cách để tự bảo vệ bản thân Tiêm vắc xin COVID-19 khi đang mang thai Tiêm vắc-xin COVID-19 khi đang cho con bú Vắc-xin COVID-19 và khả năng sinh sản Nếu tôi bị nhiễm COVID-19, tôi có truyền bệnh cho con tôi không? Tiếp tục khám thai có an toàn không? Sinh con trong bệnh viện Bạn đời hoặc thành viên gia đình của tôi có…, Tôi đang mang thai. Liệu tôi có dễ bị mắc COVID-19 hơn không?, Dường như phụ nữ mang thai không dễ bị mắc COVID-19. Tuy nhiên, bạn dễ bị mắc các bệnh nghiêm trọng hơn nếu nhiễm COVID-19 trong khi mang thai. Hơn nữa, bạn cũng có nguy cơ sinh non cao hơn nếu nhiễm COVID-19. Đó chính là lý do vì sao bạn – và những người xung quanh – cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ chính mình khỏi COVID-19. Hãy…, Tôi nên làm gì để bảo vệ mình khỏi COVID-19 trong khi mang thai?, Phụ nữ mang thai nên cẩn trọng như những người khác để tránh lây nhiễm COVID-19. Để giúp bảo vệ bản thân và những người xung quanh, bạn hãy:   Cân nhắc tiêm vắc-xin với sự tư vấn từ cơ sở y tế. Đeo khẩu trang khi không thể tránh xa người khác. Giữ khoảng cách với những người khác và tránh các không gian thông gió kém hoặc đông người. Mở cửa sổ để…, Tôi có thể tiêm vắc-xin COVID-19 trong khi mang thai không?, Bạn có thể tiêm vắc-xin COVID-19 trong khi mang thai. Nhìn chung, dù nguy cơ bị bệnh nặng do COVID-19 thấp khi mang thai, bạn dễ bị bệnh nặng hơn so với phụ nữ không mang thai. Mặc dù có ít dữ liệu về việc tiêm chủng cho phụ nữ mang thai, song bằng chứng về tính an toàn của vắc-xin COVID-19 trong thời kỳ mang thai ngày càng nhiều và chưa phát hiện…, Tôi có nên tiêm vắc-xin COVID-19 trong thời gian cho con bú không?, Nếu bạn đang cho con bú, bạn nên tiêm vắc-xin ngay khi có thể. Việc này rất an toàn và không mang nguy cơ gây hại đối với bà mẹ hoặc em bé. Ở thời điểm hiện tại, không vắc-xin COVID-19 nào mang vi-rút sống, vì vậy, không có nguy cơ bạn truyền COVID-19 từ vắc-xin cho con mình qua sữa mẹ. Trên thực tế, kháng thể trong người bạn sau khi tiêm vắc-xin…, Tôi dự định có em bé. Vắc-xin COVID-19 có làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?, Bạn có thể đã thấy những tuyên bố sai sự thật trên mạng xã hội nhưng không có bằng chứng nào chứng minh rằng vắc-xin, bao gồm cả vắc-xin COVID-19, có thể làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ hay đàn ông. Bạn nên tiêm vắc-xin nếu đang cố gắng mang thai., Nếu tôi bị nhiễm COVID-19, liệu tôi có truyền bệnh cho em bé không?, Chúng ta vẫn chưa rõ liệu vi-rút có truyền từ mẹ sang trẻ chưa sinh hoặc sơ sinh hay không. Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa tìm thấy vi-rút COVID-19 còn sống (vi-rút gây nhiễm bệnh) trong nước ối hoặc sữa mẹ. Điều tốt nhất bạn có thể làm là thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa cần thiết để ngăn mình bị nhiễm COVID-19. Nếu bạn đang mang thai…, Tiếp tục khám thai có an toàn không?, Nhiều mẹ bầu rất sợ đi khám thai trong khi đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như ở nhà và giãn cách khi ra ngoài. Hãy tìm hiểu những phương án khả thi bằng cách tham vấn cơ sở y tế. Sau khi sinh con, bạn cần tiếp tục nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn chuyên môn, bao gồm cả việc tiêm chủng định kỳ. Tham vấn cơ sở y tế về cách an…, Tôi có ý định sinh con ở bệnh viện hoặc phòng khám. Đây có còn là một phương án tốt không?, Mức độ rủi ro phụ thuộc vào nơi bạn đang sinh sống. Để tìm được lựa chọn an toàn nhất cho mình, bạn cần phải nói chuyện với cán bộ y tế, người đang hỗ trợ bạn trong quá trình mang thai và sinh nở. Họ có thể đưa ra lời khuyên cho bạn về các rủi ro và phương án an toàn nhất dựa trên hoàn cảnh cá nhân của bạn và hệ thống chăm sóc sức khỏe tại địa…, Bạn đời hoặc thành viên gia đình có được ở bên cạnh tôi khi tôi sinh con không?, Dù chính sách của mỗi quốc gia khác nhau, bạn nên có người ở bên cạnh hỗ trợ, miễn là có thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như đeo khẩu trang khi ở trong phòng sinh và rửa tay. Bà Franka Cadée, Chủ tịch Liên đoàn Hộ sinh quốc tế chia sẻ: “Tôi có thể hiểu rằng bạn muốn giảm số người ở bên một người phụ nữ khi cô ấy sinh con vì…, Tôi cảm thấy hết sức lo lắng về việc sinh nở. Tôi nên làm gì để đối phó với nỗi lo này?, Đại dịch COVID-19 là thời điểm khiến tất cả mọi người căng thẳng và bất an, đặc biệt là đối với phụ nữ sắp sinh. Việc lên sẵn kế hoạch cho việc sinh nở có thể giúp bạn giảm bớt cảm giác lo lắng bằng cách mang lại cho bạn cảm giác rằng mình có kiểm soát sự việc, điều này cũng giúp bạn nhận ra mình cần thay đổi một số khía cạnh tùy thuộc vào hoàn…, Tôi nên đưa ra câu hỏi nào cho cơ sở y tế?, Bạn nên thiết lập mối quan hệ tin cậy với cơ sở y tế. Bà Franka Cadée, Chủ tịch Liên đoàn Hộ sinh quốc tế chia sẻ: “Tất cả những câu hỏi liên quan đến bạn và sức khỏe của bạn, tôi sẽ hỏi họ một cách thoải mái. “Nếu bạn có mối quan hệ cởi mở với cơ sở y tế – với nữ hộ sinh, với bác sĩ sản khoa – họ sẽ thảo luận những điều này với bạn và trả lời bạn…, Tôi bị nhiễm COVID-19. Tôi nên lường trước điều gì trong khi mang thai hoặc sinh nở?, Nếu bạn nhiễm hoặc nghi ngờ mình nhiễm COVID-19, bạn nên đi khám sớm và làm theo hướng dẫn từ cơ sở y tế. Hãy nhớ rằng bạn và con bạn có quyền được chăm sóc chất lượng cao trong suốt thời kỳ mang thai và sau khi sinh con. Bạn sẽ được hỗ trợ để: Cho con bú một cách an toàn (xem hướng dẫn cho con bú trong đại dịch COVID-19) Ôm con để da mẹ và con…, Tôi bị nhiễm COVID-19. Tôi có thể cho con bú một cách an toàn không?, Bạn có thể cho con bú một cách an toàn. Đến nay, vẫn chưa phát hiện việc truyền nhiễm vi-rút COVID-19 sống (vi-rút có thể gây lây nhiễm) qua sữa mẹ và cho con bú, vì vậy không có lý do gì để bạn ngừng hoặc tránh cho con bú. Nếu bạn có hoặc nghi ngờ mình có thể mang vi-rút COVID-19, bạn nên đi khám sớm và làm theo hướng dẫn của cơ sở y tế. Bà mẹ đủ…, Sau khi sinh con, tôi có thể làm gì để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi vi-rút COVID-19?, Mức độ rủi ro phụ thuộc vào nơi bạn đang sinh sống. Trước tiên, bạn hãy kiểm tra các hướng dẫn có liên quan từ chính quyền địa phương. Bạn nên đề phòng hơn ở những khu vực có tỷ lệ lây truyền COVID-19 cao và mức độ tiêm chủng thấp. Nếu nơi bạn sống có mức độ rủi ro cao, hãy cân nhắc chỉ sống với gia đình và yêu cầu khách không đến thăm ngay bây…
20 Tháng 4 2022

6+ Hành động giúp bố mẹ dễ dàng trò chuyện và giáo dục trẻ về biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến trẻ em Thế Giới, Biến đổi khí hậu đang diễn ra và hầu như mọi trẻ em trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng. Nhiều bậc cha mẹ có thể cảm thấy khó khăn khi nói chuyện với con về biến đổi khí hậu. Cha mẹ luôn muốn bảo vệ con cái khỏi các tổn hại và lo âu. Nhưng nếu con trẻ ở một độ tuổi nhất định, chúng đã được nghe về cụm từ “biến đổi khí hậu” trong các bài giảng ở trường,…, 1. Tìm kiếm các thông tin có nguồn uy tín, Không ai biết hết câu trả lời về biến đổi khí hậu vì hiện tại đây là vấn đề còn khá mới. Tuy nhiên, trên mạng có rất nhiều nguồn tài liệu đáng tin cậy, bao gồm các cuộc nói chuyện, video và bài báo. Đây là nguồn tài liệu mà bạn có thể tìm hiểu thêm về khoa học. Bên cạnh đó, NASA có một số nguồn tài liệu thân thiện , dễ hiểu với trẻ em về chủ đề…, 2. Lắng nghe, Để bắt đầu trò chuyện với con về biến đổi khí hậu, bạn hãy tìm hiểu xem con đã biết những gì và cảm nhận như thế nào về chủ đề này. Trẻ có thể khiến bố mẹ bất ngờ về những điều con đã biết và có thể biểu đạt. Khi con chia sẻ, bạn sẽ có cơ hội lắng nghe nỗi sợ hãi và niềm hy vọng của con đối với hành tinh. Hãy tập trung hoàn toàn khi con nói và…, 3. Giáo dục trẻ với những kiến thức khoa học đơn giản, Bạn hiểu rõ con mình nhất, vì vậy hãy đảm bảo cung cấp thông tin phù hợp với con. Trước tiên, bạn có thể tìm cách liên hệ biến đổi khí hậu với cuộc sống hàng ngày của con và cùng nhau khám phá những sự kiện cơ bản. Ví dụ: “Con người đang đốt nhiên liệu hóa thạch như than và dầu để chạy ô tô, lái máy bay hay thắp sáng ngôi nhà. Tất cả những hoạt…, 4. Giáo dục trẻ bằng các hoạt động ngoài trời, Hãy cố gắng cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên càng nhiều càng tốt. Việc khuyến khích trẻ chơi đùa ngoài trời giúp nuôi dưỡng niềm vui thích và trân trọng thiên nhiên hơn. Ngoài ra, khi bạn đi ra ngoài cùng con, hãy dừng lại và chỉ ra những cảnh quan thú vị, chẳng hạn một cái cây, một đám mây, mạng nhện hay một chú chim. Hành động bước chậm lại và…, 5. Tập trung vào giải pháp, Đối với mọi vấn đề mà bạn và con thảo luận, hãy cố gắng đưa ra giải pháp. Cùng con khám phá ví dụ về những người đang tìm cách giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Thảo luận các câu chuyện tích cực và truyền cảm hứng mà bạn thấy trên tin tức hoặc trong cộng đồng của mình. Bên cạnh đó, chia sẻ về những biện pháp mà bạn đang thực hiện trong gia đình…, 6. Thúc đẩy hành động, Giới trẻ trên khắp thế giới dần có ý thức và tự mình hành động. Đồng thời y êu cầu các chính phủ gấp rút hành động vì khí hậu. Nhiều cá nhân khác đang xây dựng những cách thức mới để sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, chia sẻ các giải pháp trên phương tiện truyền thông xã hội và các chiến dịch về hành vi khí hậu. Hãy cho con biết rằng nhiều bạn trẻ…
21 Tháng 12 2021

Cách giảm thiểu rủi ro lây nhiễm COVID-19 cho bản thân trong kỳ nghỉ lễ

14 Tháng 12 năm 2021 Bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến du lịch hoặc dịp lễ cuối năm? Đối với nhiều người, đây là dịp để họ có thể đoàn tụ cùng với gia đình và bạn bè. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp cùng với sự xuất hiện của biến thể Omicron mới đang đặt ra nhiều câu hỏi về cách bảo vệ bản thân trước dịch bệnh. Cho dù bạn đã có…, Ý thức về rủi ro, Mức độ rủi ro phụ thuộc rất lớn vào nơi bạn đang sinh sống. Hãy tuân thủ theo hướng dẫn từ chính quyền địa phương và cập nhật tin tức về tỷ lệ lây nhiễm và tiêm phòng COVID-19 trên địa bàn. Tại những khu vực có tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 thấp và tỷ lệ tiêm chủng cao, những người đã tiêm chủng đầy đủ sẽ ít gặp rủi ro hơn. Tuy nhiên, những người chưa…, Tiêm phòng, Các vắc xin phòng COVID-19 do WHO phê duyệt đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong việc phòng ngừa các bệnh lý nghiêm trọng và tử vong do COVID-19. Việc tiêm phòng cũng giúp bảo vệ những người xung quanh. Mặc dù vậy, không có loại vắc xin nào có thể bảo vệ bạn tuyệt đối. Do vậy, ngay cả khi đã tiêm phòng, bạn cần tiếp tục thực hiện các…, Ở nhà nếu cảm thấy không khỏe, Tuyệt đối không tham dự hoặc tổ chức các cuộc họp mặt nếu bạn hay bất cứ thành viên nào trong gia đình cảm thấy không khỏe hoặc có những triệu chứng của COVID-19. Hãy ở nhà, tham vấn các chuyên gia y tế và góp phần ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.  , Cân nhắc kỹ các kế hoạch đi lại, Bất kỳ dự định đi lại nào cũng tiềm ẩn nguy cơ làm lây lan hoặc lây nhiễm COVID-19. Trước khi đi, hãy kiểm tra về tình hình dịch COVID-19 tại địa phương và tại điểm đến của bạn. Tuyệt đối không đi đâu khi bạn hay thành viên trong gia đình bạn cảm thấy không khỏe, có bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19 hay đã tiếp xúc gần với người mắc COVID-19…, Phòng ngừa khi ở nơi công cộng , Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa chính dành cho bạn và gia đình khi ở nơi công cộng: Tránh những nơi đông người, không gian khép kín, chật hẹp và bí, và cố gắng giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét với người khác khi bạn ở nơi công cộng Đeo khẩu trang ở những địa điểm công cộng nơi dịch COVID-19 đang lây lan và khi bạn không thể giữ khoảng cách…, Hạn chế tụ tập đông người, Những nơi đông người, khép kín, chật hẹp và bí như các buổi hòa nhạc, sự kiện và tiệc tùng tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Nếu có thể, hãy họp mặt ngoài trời để giảm thiểu nguy cơ. Nếu bạn đang lên kế hoạch gặp mặt bạn bè và người thân không sống chung một nhà, hãy cân nhắc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung trước khi buổi họp mặt diễn ra, chẳng…, Quan tâm đến nhu cầu của người thân, Đại dịch COVID-19 đã gây ra căng thẳng cho mọi người. Nhiều người sẽ cảm thấy lo lắng khi tiếp xúc gần với các hội nhóm, thậm chí cả người thân của họ. Nếu có thể, bạn hãy liên lạc với bạn bè và họ hàng trước khi gặp mặt để hỏi thăm tình hình và trao đổi về bất kỳ nỗi lo nào của họ. Cân nhắc tạm hoãn việc đi thăm hoặc thực hiện các biện pháp phòng…
08 Tháng 12 2021

Chúng ta hiểu gì về biến thể Omicron

Ngày 30 tháng 11 năm 2021 Người dân trên thế giới đang bày tỏ quan ngại về biến thể COVID-19 mang tên Omicron. Chúng tôi đã tổng hợp những thông tin mới nhất từ các chuyên gia về biến thể vi rút mới này, và sẽ tiếp tục cập nhật vào bài đăng này khi có thêm thông tin.  Tìm hiểu thêm về Những điều cha mẹ nên biết về COVID-19, Biến thể Omicron là gì? , Biến thể Omicron của COVID-19 đã được WHO xác định là một biến thể đáng lo ngại, dựa trên những bằng chứng cho thấy biến thể này có một số đột biến làm thay đổi hành vi của chúng. Hiện chưa có nhiều bằng chứng xác thực về biến thể Omicron, và nhiều nghiên cứu đang được tiến hành nhằm đánh giá khả năng lây nhiễm, mức độ nghiêm trọng và nguy cơ tái…, Biến thể Omicron phát triển như thế nào? , Khi vi rút phát tán rộng rãi và lây nhiễm ở quy mô lớn, khả năng vi rút đó đột biến sẽ gia tăng. Vi rút càng có nhiều cơ hội để lay lan thì càng có nhiều khả năng để biến đối. Những biến thể mới như Omicron nhắc nhở chúng ta rằng đại dịch COVID-19 vẫn chưa đi đến hồi kết. Do vậy, mọi người cần tiêm phòng ngay khi có vắc xin và tiếp tục theo dõi…, Biến thể Omicron xuất hiện ở đâu? , Biến thể Omicron đã được phát hiện tại nhiều nơi trên thế giới. Theo báo cáo của WHO, nguy cơ lây lan ra toàn cầu của biến thể này là rất cao.   Biến thể Omicron có nghiêm trọng hơn so với các biến thể COVID-19 khác không?  Hiện chưa thể so sánh mức độ nghiêm trọng của biến thể Omicron so với các biến chủng khác của COVID-19, bao gồm biến chủng…, Biến thể Omicron có lây lan nhanh hơn không? , Hiện chưa rõ liệu biến thể Omicron có lây lan từ người này sang người khác nhanh hơn so với các biến thể khác, chẳng hạn như biến thể Delta, hay không.  Tuy nhiên, việc tiêm phòng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa như tránh tập trung đông người, giữ khoảng cách với người khác và đeo khẩu trang vẫn đóng vai trò quan trọng để giảm thiểu sự lây…,  Biến thể Omicron có gây ra những triệu chứng khác hay không?  , Hiện chưa có thông tin nào cho thấy Omicron có thể gây ra các triệu chứng COVID-19 khác so với các biến thể trước đó., Vắc xin COVID-19 có hiệu quả đối với biến thể Omicron hay không?  , Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu xem liệu biến thể Omicron có thể gây ra ảnh hướng nào đối với hiệu quả vắc xin COVID-19 hay không. Mặc dù nguồn thông tin còn hạn chế, WHO tin rằng chúng ta có thể nhận định các loại vắc xin COVID-19 hiện nay có khả năng bảo vệ người dân trước các bệnh lý nghiêm trọng và tử vong. Người dân cũng cần tiêm phòng để…, Bị nhiễm COVID-19 từ trước có hiệu quả đối với biến thể Omicron?, Theo WHO, các bằng chứng ban đầu cho thấy những người từng nhiễm COVID-19 khi tiếp xúc với biến thể Omicron có nguy cơ tái nhiễm cao hơn so với các biến thể đáng lo ngại khác. Nguồn thông tin hiện nay còn khá hạn chế, và chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật khi có thêm thông tin., Các xét nghiệm COVID-19 hiện nay có thể phát hiện biến thể Omicron không? , Xét nghiệm PCR hiện đang được sử dụng rộng rãi vẫn có thể phát hiện sự lây nhiễm COVID-19, bao gồm cả biến thể Omicron. Các nghiên cứu đang được tiến hành nhằm đánh giá liệu có tác động nào tới các hình thức xét nghiệm khác, bao gồm xét nghiệm nhanh kháng nguyên, hay không. , Trẻ em có nguy cơ mắc biến thể Omicron cao hơn không? , Các nghiên cứu về khả năng lây nhiễm của biến thể Omicron đang được tiến hành. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật khi có thêm thông tin. Tuy nhiên, những người thường xuyên có tiếp xúc ngoài xã hội và những người chưa tiêm vắc xin có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn.,  Tôi có thể làm gì để bảo vệ bản thân và gia đình trước biến thể Omicron?, Điều quan trọng nhất bạn có thể làm là giảm nguy cơ phơi nhiễm trước vi rút. Để bảo vệ bản thân và người thân gia đình, hãy đảm bảo:  Đeo khẩu trang che kín mũi và miệng. Rửa tay sạch sẽ trước khi đeo và tháo khẩu trang. Giữ khoảng cách ít nhất 1 mét với những người xung quanh.  Tránh các không gian kín khí hoặc tụ tập đông người. Mở cửa sổ để lưu…, Làm thế nào tôi có thể trò chuyện với con về Omicron và các biến thể COVID-19 khác?, Tin tức về COVID-19 và hiện nay là biến thể Omicron xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, và theo lẽ tự nhiên, trẻ nhỏ thấy tò mò sẽ đặt rất nhiều câu hỏi. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn giải thích với trẻ một cách đơn giản và chắc chắn về một chủ đề có thể coi là khá phức tạp này.  Trẻ em có quyền được biết những gì đang…
20 Tháng 10 2021

Nói chuyện với trẻ về phân biệt chủng tộc

Nói chuyện với trẻ về phân biệt chủng tộc là một việc rất khó khăn. Một số cha mẹ lo lắng khi để con cái tiếp xúc với các vấn đề như phân biệt chủng tộc hay phân biệt đối xử ngay từ khi còn nhỏ. Một số khác sẽ tránh nói về những điều mà bản thân họ có thể không thực sự hiểu hoặc không cảm thấy thoải mái khi thảo luận. Tuy nhiên cũng có người, đặc…, Cách trao đổi với trẻ về phân biệt chủng tộc, Cách nhìn nhận của trẻ về thế giới sẽ dần phát triển khi trẻ lớn lên, nhưng không bao giờ là quá muộn để trao đổi với trẻ về chủ đề bình đẳng và phân biệt chủng tộc. Dưới đây là một số cách phù hợp với lứa tuổi để bắt đầu cuộc trò chuyện và giải thích cho trẻ rằng phân biệt chủng tộc không bao giờ là đúng: Trẻ dưới 5 tuổi Ở độ tuổi này, trẻ có thể…, Tôn vinh sự đa dạng, Cố gắng tìm cách giới thiệu con bạn với các nền văn hóa đa dạng và những người thuộc các chủng tộc và sắc tộc khác nhau. Những tương tác tích cực với các nhóm xã hội và chủng tộc khác ngay từ sớm như vậy sẽ giúp khắc phục định kiến và khuyến khích xây dựng tình bạn giữa các nhóm xã hội nhiều hơn.  Bạn cũng có thể mang thế giới bên ngoài về chính…, Bạn chính là tấm gương để con noi theo, Cha mẹ chính là những người đưa con đến với thế giới. Những gì bạn làm mà con nhìn thấy đều quan trọng như những gì bạn nói mà con nghe được. Giống như ngôn ngữ,  định kiến được hình thành qua thời gian . Để giúp con bạn nhận ra và đối mặt với định kiến về chủng tộc, trước tiên bạn nên xem xét chính mình – liệu vòng tròn bạn bè của bạn hoặc những…
20 Tháng 10 2021

Tình yêu thương thời thơ ấu dưới góc độ khoa học

Vì sao tình yêu thương lại đóng vai trò quan trọng trong tuổi thơ của trẻ?, Trong chương trình mới mang tính đột phá này của UNICEF, Laura Mucha - tác giả, nhà thơ và nhà vận động vì trẻ em – đã phỏng vấn một số chuyên gia hàng đầu thế giới để tìm kiếm câu trả lời.  Chương trình đề ra mục tiêu tìm hiểu tác động của nghịch cảnh đến chúng ta trong thời thơ ấu và trong giai đoạn trưởng thành, những gì chúng ta có thể làm để…, Tiến sĩ Vikram Patel, Giáo sư Sức khỏe Toàn cầu, Trường Y Harvard,   Tiến sĩ Patel giải thích tại sao sức khỏe tâm thần là tài sản lớn nhất của mỗi cá nhân và cách nó tác động đến những trải nghiệm của con người, bao gồm suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và quyết định. Ông cũng giải thích vì sao các vấn đề sức khỏe tâm thần có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở trong bất kỳ xã hội nào, cũng như một số can thiệp phổ biến để…, Cornelius Williams, Phó Giám đốc và Trưởng Ban Bảo vệ Trẻ em, UNICEF,   Chúng tôi được nghe ông Cornelius chia sẻ kinh nghiệm triển khai các chương trình và can thiệp về bảo vệ trẻ em trên khắp thế giới. Ông nói về tầm quan trọng của việc thay đổi thái độ và pháp luật để phòng, chống bạo lực trẻ em, và rằng việc đầu tư hỗ trợ trẻ em và gia đình trong những năm đầu đời là một trong những khoản đầu tư tốt nhất mà…, Tiến sĩ Bernadette Madrid, Giám đốc Phòng Bảo vệ Trẻ em của Đại học Philippines - Manila - Bệnh viện Đa khoa Philippines,   Tiến sĩ Bernadette Madrid chia sẻ với chúng tôi về tác động của những trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu đối với sức khỏe tinh thần và thể chất cũng như cuộc sống sau này của trẻ em. Bà phân tích một số yếu tố nguy cơ góp phần tạo ra nghịch cảnh thời thơ ấu trước và sau khi trẻ được sinh ra, và tầm quan trọng của sự hỗ trợ toàn diện dành cho cha mẹ…, Aaron Greenberg, Cố vấn cấp cao về Bảo vệ Trẻ em khu vực Châu Âu và Trung Á, UNICEF,   Theo Aaron, cách ông được nuôi dạy và trải nghiệm của ông khi còn là một đứa trẻ đã truyền cảm hứng cho ông tham gia vận động cải cách hệ thống chăm sóc và bảo vệ trẻ em trên khắp thế giới. Ông đã chỉ ra những cách mà chính phủ có thể hỗ trợ cha mẹ và người chăm sóc dễ bị tổn thương và giúp hàn gắn các gia đình bằng cách xây dựng lòng tin và…, Tiến sĩ Daniel Siegel, bác sĩ tâm thần trẻ em, giáo sư và tác giả,   Theo Tiến sĩ Siegel, tình yêu thương là một nguồn sống quan trọng giúp trẻ em phát triển và trưởng thành. Ông giải thích về ảnh hưởng của sự gắn bó giữa chúng ta và cha mẹ hay người chăm sóc trong thời thơ ấu đến các mối quan hệ của chúng ta trong suốt cuộc đời và lý do chúng ta cần đầu tư xây dựng nhiều cộng đồng chăm sóc và hợp tác hơn để hỗ…