Báo cáo phân tích tình hình và định hướng đầu tư phát triển trẻ em 2016
Trẻ em hôm nay là động lực phát triển của Việt Nam vào năm 2030. Đầu tư vào cho sự phát triển trẻ em là đặt nền móng cho sự phát triển bền vững và lâu dài.
- Ngôn ngữ tài liệu bằng:
- English
- Tiếng Việt
Điểm nổi bật
Báo cáo “Phân tích Tình hình Trẻ em Việt Nam” đánh dấu mốc quan trọng cho quá trình liên tục nghiên cứu, phân tích và tìm hiểu về tình hình trẻ em tại Việt Nam. Tài liệu này là sản phẩm hợp tác giữa UNICEF Việt Nam và Chính phủ Việt Nam do Bộ LĐTB&XH, cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề trẻ em, chủ trì điều phối. Sự hợp tác chặt chẽ giữa UNICEF và Chính phủ Việt Nam được thể hiện trong tất cả các giai đoạn xây dựng và hoàn thiện báo cáo.
Báo cáo áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người, phân tích tình hình trẻ em từ góc độ của các nguyên tắc cốt lõi như quyền bình đẳng, không phân biệt đối xử và trách nhiệm giải trình. Giá trị của cách tiếp cận này đó là cho phép ta phân tích các vấn đề ở mức độ sâu hơn, những nguyên nhân gốc rễ của tình trạng không được hưởng quyền lợi chính đáng sẽ được điều ra và làm rõ. Vì vậy, Báo cáo được xem là một đóng góp to lớn trong việc tìm hiểu và phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam - trẻ em trai và gái, trẻ em nông thôn và thành thị, trẻ dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số, trẻ em trong gia đình nghèo khó và giàu có. Từ đó, có những định hướng đúng đắn hơn cho sự phát triển trẻ em tại Việt Nam.
Ngoài ra, các phát hiện trong báo cáo cũng đã khẳng định những tiến bộ đáng kể của Việt Nam trong công tác thực hiện quyền của trẻ em. Tuy nhiên, vẫn còn những khía cạnh cần cải thiện và nhanh chóng khắc phục như tình trạng bất bình đẳng đang ngày càng gia tăng, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, tăng cường phát triển cho trẻ thơ, tăng cường giáo dục hòa nhập và chất lượng giáo dục, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Bên cạnh những thành tựu quan trọng đạt được về vấn đề trẻ em, báo cáo cũng phân tích những vấn đề chưa được giải quyết triệt để cũng như những vấn đề mới phát sinh trong bối cảnh phát triển kinh tế và xã hội hiện nay và trong bối cảnh Chương trình Nghị sự Phát triển Bền vững đến năm 2030.
Theo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 5 năm 2017, Việt Nam đã cam kết đạt được Chương trình nghị sự 2030, trong đó nhấn mạnh đến bình đẳng và chú trọng đến trẻ em:: Các mục tiêu phát triển bền vững chỉ hoàn thành khi chúng được thực thi đối với tất cả trẻ em, ở tất cả mọi nơi. Đây là lời tuyên bố cũng như cam kết rõ ràng của Việt Nam đối với các vấn đề về trẻ em vàtrên thực tế Việt Nam đã thể hiện điều này qua các ưu tiên và đầu tư cho trẻ em trong nhiều năm qua. Báo cáo ghi nhận những thành tựu đó, đồng thời kêu gọi Chính phủ Việt Nam tiếp tục vai trò lãnh đạo trong công tác thực hiện quyền trẻ em.