Ứng dụng thiết bị di động trong phát triển trẻ thơ toàn diện
Để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu đầy quyết tâm của sáng kiến Phát triển toàn diện cho trẻ thơ, UNICEF đang áp dụng phương pháp tiếp cận ứng dụng thiết bị di động để vượt qua các rào cản địa lý và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe được cải thiện cho trẻ

- Ngôn ngữ tài liệu bằng:
- English
- Tiếng Việt
Vấn đề
Ở Việt Nam, sự bất bình đẳng và dẫn đến sự chênh lệch về kết quả chăm sóc sức khoẻ tiếp tục tồn tại và thậm chí ngày càng gia tăng. Đặc biệt là ở trong nhóm người nghèo, và nhóm dân tộc ít người ở những vùng khó tiếp cận. Tỷ lệ tử vong của mẹ và bé ở khu vực nông thôn miền núi cao hơn gấp bốn lần so ở đồng bằng - gấp 2 lần tỷ lệ trung bình của cả nước. Về dinh dưỡng, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em của Việt Nam giảm tuy nhiên vẫn còn những lĩnh vực chưa thực sự cải thiện và tỷ lệ thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi còn cao.
"Mức độ nhận thức về hành vi chăm sóc trẻ em thiết yếu còn thấp là rào cản lớn trong việc thực hiện các quyền trẻ em liên quan đến dinh dưỡng và sức khỏe và phát triển tối đa. Đặc biệt là ở các cộng đồng khó tiếp cận."
Giải quyết những vấn đề này sẽ là trọng tâm chính trong sáng kiến Phát triển toàn diện trẻ thơ của UNICEF, đây là phương pháp tiếp cận theo vòng đời và tích hợp hiện đang được thực hiện ở ba tỉnh (Điện Biên, Gia Lai và Kon Tum) để đảm bảo mọi trẻ em đều được an toàn, mạnh khỏe, sẵn sàng học tập và phát triển.
Giải pháp
Để giảm thiểu nhiều điểm dễ bị tổn thương và đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ em, một hệ thống theo dõi công nghệ thiết bị di động đổi mới có tên là Phát triển Trẻ thơ Tích hợp Di động (MIECD) đang được triển khai để tăng cường, giám sát và đánh giá việc triển khai PTTTTD trên toàn ngành.
Độ phủ sóng rộng của mạng điện thoại di động ở Việt Nam cho phép MIECD vượt qua các rào cản địa lý để tiếp cận những em dễ bị tổn thương nhất ở vùng sâu vùng xa, nhằm giải quyết sự bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe và tiếp cận dịch vụ của các nhóm dân cư và khu vực địa lý khác nhau ở Việt Nam. Hệ thống này cho phép thu thập dữ liệu thông tin quan trọng về các bà mẹ và trẻ em theo thời gian thực, từ tổng số phụ huynh và người chăm sóc ghi danh vào các chương trình hướng dẫn kỹ năng làm cha mẹ cho tới thông tin về trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu.
“MIECD là một hoạt động chiến lược hướng tới mở rộng hệ thống thông tin y tế để đóng góp vào việc ra quyết định tại những thời điểm quan trọng giúp cứu sống mẹ và trẻ.”
Không chỉ là một cơ sở dữ liệu, MIECD còn là một hệ thống phân tích dựa trên trí tuệ nhân tạo hỗ trợ quá trình ra quyết định hoàn chỉnh và hành động kịp thời tại các thời điểm quan trọng để cứu sống mẹ và con thông qua việc lưu trữ, dự đoán, khai thác và phân tích dữ liệu tiên tiến.
MIECD sẽ được thử nghiệm ở 27 huyện thuộc các huyện khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên ở Tây Bắc và các tỉnh Gia Lai và Kon Tum ở Tây Nguyên. Dự án thí điểm dự kiến sẽ có tác động đáng kể đến đời sống của 35.000 trẻ em từ 0-8 tuổi và 25.000 cha mẹ, UNICEF cũng sẽ hỗ trợ việc mở rộng mô hình MIECD trên toàn quốc.